| Hotline: 0983.970.780

Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững tiếp đà song hành

Thứ Tư 15/12/2021 , 08:31 (GMT+7)

Thỏa thuận hợp tác giữa Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững thể hiện tầm nhìn lớn của Bộ NN-PTNT và khát vọng vươn tầm của Nghệ An.

Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững đã đạt được bước tiến dài. Ảnh: Việt Khánh.

Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững đã đạt được bước tiến dài. Ảnh: Việt Khánh.

Bước tiến quan trọng

Ngày 6/12, tại Khu Công nghiệp VSIP (Nghệ An) đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ không hoàn lại.

Liên quan đến nội dung trên, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp được Bộ NN-PTNT giao làm Chủ dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC). Mục tiêu dự án hướng đến là giảm phát thải nhà kính và tăng hấp thụ các-bon trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam, cũng như đảm bảo tính bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao.

Thỏa thuận hợp tác giữa đôi bên là nền móng vững chắc để hướng đến quá trình phát triển bền vững. Ảnh: Võ Dũng.

Thỏa thuận hợp tác giữa đôi bên là nền móng vững chắc để hướng đến quá trình phát triển bền vững. Ảnh: Võ Dũng.

Dự án VFBC được thực hiện từ năm 2021-2026, triển khai trên địa bàn 11 tỉnh. Trong đó Nghệ An tham gia Hợp phần Quản lý rừng bền vững với ngân sách tài trợ 2 triệu USD. Một trong những mục tiêu trọng tâm hướng đến là cải tiến, nâng cấp chất lượng rừng trồng, kết nối chặt chẽ thị trường giữa chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ gỗ.

Về phía Công ty Biomass Fuel Vietnam, đơn vị này được thành lập từ năm 2016 tại tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư 24,4 triệu USD, công suất đạt 160.000 tấn viên nén/năm, nhu cầu nguyên liệu 300.000 tấn/ năm. Công ty cùng lúc đảm bảo “3 trong 1”, gồm: Tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Từ định hướng của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và sự nỗ lực của các bên liên quan, quả ngọt đã hình thành. Ảnh: Việt Khánh. 

Từ định hướng của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và sự nỗ lực của các bên liên quan, quả ngọt đã hình thành. Ảnh: Việt Khánh. 

TS. Vũ Văn Hưng, Phó Trưởng Ban quản lý dự án lâm nghiệp, Giám đốc Ban quản lý dự án VFBC khẳng định: Tôi tin tưởng rằng, ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa 2 bên không chỉ đơn thuần là gắn kết mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với dự án mà cốt lõi là tiến tới hỗ trợ cho các chủ rừng, các hộ, nhóm hộ, HTX trong vùng chủ động trong công tác quản lý và kinh doanh rừng bền vững, tập trung sản xuất gỗ lớn hướng đến đạt chứng chỉ rừng Quốc tế, qua đó cụ thể hóa mục tiêu của dự án, đồng thời góp phần tích cực trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

Nâng tầm vốn rừng Nghệ An

Tại buổi ký kết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh: Nghệ An sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, riêng Khu dự trữ sinh quyển miền Tây được UNESCO công nhận với diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Thời gian qua, lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Công tác phát triển vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến được quan tâm, chú trọng, các cơ chế, chính sách đầu tư từng bước được hoàn thiện. Trên địa bàn bước đầu áp dụng phương án quản lý rừng bền vững nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm từ rừng, đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường xuất khẩu gỗ, lại cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Những mầm chồi xanh sẽ vươn tầm trong tương lai không xa. Ảnh: Võ Dũng.

Những mầm chồi xanh sẽ vươn tầm trong tương lai không xa. Ảnh: Võ Dũng.

Điểm nhấn rõ nét là việc được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ, đây được xem là nền móng vững chắc, tạo tiền đề phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp Nghệ An trong tương lai gần.

Mặt được là thế nhưng ở chiều ngược lại dễ thấy công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn vẫn đối diện với không ít khó khăn, thách thức, điển hình như: Chất lượng và hiệu quả rừng trồng còn thấp, diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn còn hạn chế. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu còn xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế đơn giản dẫn đến chuỗi giá trị hàng hóa thấp. Giá trị đầu tư cho lâm nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành…

Miền tây Nghệ An được chấp cánh nhờ những dự án do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đảm trách. Ảnh: VK.

Miền tây Nghệ An được chấp cánh nhờ những dự án do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đảm trách. Ảnh: VK.

Từ cơ sở đó, các chuyên gia đầu ngành chung nhận định Thỏa thuận hợp tác giữa Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững, trực tiếp là hỗ trợ đến từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) đối với các dự án đã và đang triển khai tại Nghệ An thực sự là lời giải cho bài toán khó.

Theo ghi nhận của NNVN, hiện Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đang thực hiện 3 dự án tại Nghệ An, gồm: 2 dự án vốn vay (Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - JICA2; Dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển - FMCR) và 1 dự án viện trợ không hoàn lại (Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học - VFBC). Tổng vốn ODA khoảng 21 triệu USD.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.