| Hotline: 0983.970.780

Bộ công cụ đánh giá khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng

Thứ Ba 23/05/2023 , 12:45 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Với bộ công cụ đánh giá, có thể xác định những điểm mạnh, điểm yếu về khả năng chống chịu với lũ lụt của cộng đồng một cách toàn diện, dưới nhiều lăng kính.

Hoạt động thu thập số liệu và tham vấn cộng đồng. Ảnh: CĐ.

Hoạt động thu thập số liệu và tham vấn cộng đồng. Ảnh: CĐ.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Viện ISET thực hiện dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với lũ lụt cho 5 cộng đồng thuộc các xã Quảng Thọ và Quảng Thái (huyện Quảng Điền) và phường An Đông (thành phố Huế) trong thời gian từ 2021 - 2023.

Dự án này nằm trong khuôn khổ hoạt động của Liên minh khả năng chống chịu lũ lụt Zurich (ZFRA) do quỹ Z Zurich tài trợ.

Mục đích của dự án là xác định những điểm mạnh, điểm yếu về khả năng chống chịu với lũ lụt của cộng đồng một cách toàn diện, dưới nhiều lăng kính khác nhau, từ đó xác định các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng chống chịu cho cộng đồng.

5 cộng đồng dân cư thuộc các xã Quảng Thọ và Quảng Thái (huyện Quảng Điền) và phường An Đông (thành phố Huế) sẽ được hưởng lợi từ dự án. Ảnh: CĐ.

5 cộng đồng dân cư thuộc các xã Quảng Thọ và Quảng Thái (huyện Quảng Điền) và phường An Đông (thành phố Huế) sẽ được hưởng lợi từ dự án. Ảnh: CĐ.

Dự án được triển khai dựa vào bộ công cụ đánh giá khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng (FRMC) do Liên minh ZFRA xây dựng và hiện đang được áp dụng ở hàng trăm cộng đồng trên thế giới.

Bộ công cụ FRMC gồm một khung đánh giá với 44 chỉ số được gắn với 5 nguồn lực (5C) là con người, xã hội, vật chất, tự nhiên và tài chính và 4 đặc tính về khả năng chống chịu là: mạnh mẽ, dự phòng, ứng biến và kịp thời (4R) trên các lĩnh vực: y tế - sức khỏe, sinh kế, quản trị, hạ tầng và các bước trong chu trình quản lý rủi ro thiên tai.

Việc thu thập dữ liệu để phục vụ đánh giá được thực hiện với sự hỗ trợ của một phần mềm được cài đặt trên điện thoại. Dữ liệu sau đó được tải lên một nền tảng website được thiết kế để hỗ trợ phân tích.

Kết quả của đánh giá được tham vấn và kiểm chứng với cộng đồng và các bên liên quan và được dùng làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu một cách chủ động và toàn diện cho cộng đồng.

Một hoạt động của dự án triển khai tại cộng đồng dân cư xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền), khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Ảnh: CĐ.

Một hoạt động của dự án triển khai tại cộng đồng dân cư xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền), khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Ảnh: CĐ.

Trong thời gian qua, dự án đã và đang hỗ trợ triển khai hàng loạt các giải pháp như: đào tạo, tập huấn cho cộng đồng và các đội xung kích về sơ cấp cứu, cung cấp các trang thiết bị hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai như thuyền, máy phát điện dự phòng, loa phát thanh và loa cầm tay, nâng cấp nhà cộng đồng thành điểm sơ tán; quản lý rác thải trên kênh rạch nhằm cải thiện khả năng thoát nước có sự tham gia của cộng đồng; xây dựng cơ sở dữ liệu về vết lũ và xây dựng bản đồ ngập.

Được biết, ngoài tỉnh Thừa Thiên - Huế, các hoạt động tương tự cũng đang được tổ chức ISET triển khai tại tỉnh Bình Định và thành phố Cần Thơ.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.