| Hotline: 0983.970.780

Bộ đôi OM468 và TBR39 triển vọng ở ĐBSCL

Thứ Năm 29/07/2021 , 09:00 (GMT+7)

OM468 và TBR39 là sản phẩm bản quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) phát triển 2 giống này khu vực ĐBSCL.

Giống lúa OM468 cho tỷ lệ vào chắc hạt lúa tốt, ngay cả khi gặp điều kiện bất thuận và luôn giữ lá đòng vẫn đẹp không bị tàn lá khi lúa đã chín. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giống lúa OM468 cho tỷ lệ vào chắc hạt lúa tốt, ngay cả khi gặp điều kiện bất thuận và luôn giữ lá đòng vẫn đẹp không bị tàn lá khi lúa đã chín. Ảnh: Hoàng Vũ.

Vụ hè thu 2021, Trại Trực nghiệm An Phong ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) trực thuộc Doseco là vụ thứ 6 kể từ năm 2019 đã trồng khảo nghiệm, sản xuất thử 2 giống OM468 và TBR39 để so sánh năng suất, chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết khí hậu so với giống đối chứng và các giống triển vọng của ĐBSCL.

Bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Giám đốc Trại Thực nghiệm An Phong cho biết: Từ mô hình khảo nghiệm 100 m2/vụ đông xuân 2019, đến nay Trung tâm đã tăng diện tích sản xuất thử vụ hè thu 2021 lên 2ha đối với 2 giống OM468 và TBR39.

"Qua theo dõi, đánh giá trực tiếp 6 vụ tôi nhận thấy giống lúa OM468 thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, thích hợp với cơ cấu 3 vụ lúa trong khu vực miền Nam. Có thể nói giống lúa OM468 có nhiều ưu điểm hơn đối chứng như năng suất cao hơn từ 10 - 15% qua các vụ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Đặc biệt OM 468 cho tỷ vệ vào chắc hạt lúa tốt khi gặp điều kiện bất thuận và luôn giữ lá đòng vẫn đẹp không bị tàn lá khi lúa đã chín", bà Oanh đánh giá.

OM468 có tỷ lệ gạo nguyên 50 – 61%, chiều dài hạt gạo 6,7 – 7,9 mm, hàm lượng amylose 16- 17%, hạt gạo đẹp, thon dài... đảm bảo theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giống lúa OM468 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, thích hợp với cơ cấu 3 vụ lúa trong khu vực miền Nam. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giống lúa OM468 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, thích hợp với cơ cấu 3 vụ lúa trong khu vực miền Nam. Ảnh: Hoàng Vũ.

Anh Phạm Vũ Quốc Bảo, ở xã Tân An, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết trong vụ hè thu năm 2021, gia đình anh chọn giống OM468 thông qua ban bè giới thiệu. Nhận thấy lúa đạt năng suất cao nên anh đã chọn giống lúa này canh tác thử trên diện tích 5ha, cuối vụ năng suất đạt trên 7 tấn/ha.

Anh Bảo cho biết: Anh ưng nhất giống lúa OM468 ở điểm là cây phát triển rất khỏe, cứng cây, bộ lá đứng có màu xanh đậm, ít bị sâu rầy và nấm bệnh tấn công. Giống OM468 ít sâu bệnh đồng nghĩa nông dân giảm chi phí đầu tư như phân và thuốc BVTV từ 15-20% so với các giống khác.

Theo tính toán của anh, trước đây sử dụng giống lúa khác, ở giai đoạn từ 50 - 55 ngày tuổi phải tốn chi phí bón phân từ 60 - 65 kg/công (công 1.300 m2), còn nay trồng giống lúa OM468 rất nhẹ phân, chỉ bón 42 - 45 kg/công mà lúa vẫn xanh tốt. 

Còn đối với giống TBR39, thời gian sinh trưởng 100 -110 ngày, đẻ nhánh khỏe, chống chịu bệnh đạo ôn, cháy bì lá tốt. Năng suất bình quân đạt từ 5-5,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng từ 10 -20 % qua các vụ. Đối với vùng đất tốt, nông dân canh tác giỏi năng suất có thể lên từ 6,5-7,5 tấn/ha.

Ngoài ra TBR39 còn cho ra tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 45 – 55%, chiều dài hạt gạo 7,7 – 7,8 mm, hàm lượng amylose 16-17%, hạt gạo đẹp, thon dài. Đặc biệt, giống lúa TBR39 chống chịu khá tốt trên nền đất phèn, mặn và đặc biệt TBR39 còn phù hợp ở vùng lúa tôm.

Giống TBR39 có thời gian sinh trưởng 100 -110 ngày, đẻ nhánh khỏe, chống chịu bệnh đạo ôn, cháy bì lá tốt. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giống TBR39 có thời gian sinh trưởng 100 -110 ngày, đẻ nhánh khỏe, chống chịu bệnh đạo ôn, cháy bì lá tốt. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Doseco cho biết: Vụ hè thu 2021, Doseco tiếp tục khảo nghiệm giống lúa OM468 diện rộng tại nhiều tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ từ vùng phèn mặn Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng; vùng phù sa ngọt Cần Thơ, Hậu Giang; vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười đến vùng Đông Nam bộ…

Các mô hình đều được bà con nông dân triển khai trồng và đánh giá rất cao, lúa nở bụi tốt, sinh trưởng phát triển mạnh. Đặc biệt rất ít sâu bệnh trong vụ hè thu năm nay. Hiện lúa đang trong giai đoạn thu hoạch, dự kiến năng suất từ 6 – 7 tấn/ha.

Còn giống TBR39 được sản xuất thử vụ hè thu 2021 ở vùng mặn như An Biên – Kiên Giang, Gò Công Đông – Tiền Giang, U Minh Hạ - Cà Mau. Hiện lúa đang trong giai đoạn phân hóa đòng, nở bụi mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Doseco cho biết, hiện công ty đã gửi 2 mẫu gạo OM468 và TBR39 cho các công ty xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam, cả 2 mẫu gạo đều được các công ty đánh giá cao, 2 giống đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt là giống lúa thơm TBR39, gạo rất ngon, đáp ứng đủ tiêu chuẩn dòng gạo thơm chất lượng cao của thị trường Châu Âu và Mỹ.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất