| Hotline: 0983.970.780

Bố mẹ nghèo và hai đứa con bị máu trắng không có tương lai

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhìn hai đứa trẻ với khuôn mặt gầy hốc hác, môi và mắt đều bị thâm tím, nếu không được anh Hùng giới thiệu, chúng tôi cứ ngỡ hai đứa trẻ, là cháu mới lên 9 - 10 tuổi. 

“Hằng ngày nhìn hai đứa con ngày một tiều tụy, không còn sức sống và không có tương lai, hai vợ chồng tôi vẫn đi làm thuê làm mướn để cố gắng duy trì sự sống và mang lại niềm vui cho chúng được ngày nào hay ngày đấy…”.

Đó là nỗi niềm của hai vợ chồng anh Trần Quang Hùng (43 tuổi) và chị Phạm Thị Kim Huệ (42 tuổi) ngụ thôn 4, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng (Bình Phước), là bố mẹ của hai cháu Trần Thị Xuân Hương (SN 1998) và cháu Trần Quang Minh (SN 2000).

Nhìn hai đứa trẻ với khuôn mặt gầy hốc hác, môi và mắt đều bị thâm tím, nếu không được anh Hùng giới thiệu, chúng tôi cứ ngỡ hai đứa trẻ, là cháu mới lên 9 - 10 tuổi.

“So với nhiều đứa trẻ cùng trang lứa chúng nó bé nhỏ thế đấy! Vì hai con tôi bị bệnh hiểm nghèo nên ăn uống không được nhiều, giờ đứa lớn mới được 29 kg, đứa nhỏ 27 kg”.

Điều khiến chúng tôi bàng hoàng xúc động, khi anh Hùng đưa cho chúng tôi hai biên bản giám định, xác định khuyết tật cháu Hương và cháu Minh của Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Bình Phước với nội dung: “Đã phẫu thuất cắt lách; thiếu máu mức độ 3 (Hb: 6,8g/dl); biến chứng suy giảm mức độ II (gan to 7 – 8 cm dưới bờ sườn; chậm phát triển tinh thần vận động”.

Kết quả kết luận của Hội đồng giám định cho thấy: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật/khuyết tật 78% vĩnh viễn”. Chị Huệ cho biết, lúc mới sinh ra, hai đứa con chị vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến lúc lên 4, lên 5 tuổi gia đình vẫn thấy hai đứa trẻ còi cọc, ăn uống kém, trí não chậm phát triển.

Lo lắng cho hai đứa con, hai vợ chồng đưa con đi khám, xét nghiệm thì được các bác sĩ chuyên gia chuẩn đoán là bị bệnh máu trắng. Từ lúc biết hai đứa con bị bệnh hiểm nghèo đến nay, cuộc sống gia đình trở nên suy sụp trầm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong 9 năm đến trường, cũng là chừng ấy thời gian anh Hùng - chị Huệ phải thay nhau đưa đón con đến trường từng ngày. Tuy hai đứa trẻ không được lanh lợi, không có điều kiện chơi đùa như những đứa trẻ khác, nhưng anh chị vẫn cố gắng tạo điều kiện cho con đến trường để có bạn bè, có niềm vui.

Nhưng trong một tháng qua, do cháu Hương bị gãy chân hai lần khiến gia đình phải cho hai đứa con ở nhà chăm sóc.

“Từ nhỏ đến nay, hai đứa nhỏ mỗi đứa đều bị gãy chân, tay đến 4 lần. Việc đi lại không cẩn thận, hay một vật gì đó tác động hơi mạnh là cháu có thể bị gãy xương. Theo Bác sĩ cho biết, do bị căn bệnh máu trắng, dẫn đến sương cháu bị giòn, dễ gãy, hay còn gọi là sương thủy tinh”, anh Hùng cho biết.

Chính sự nhạy cảm của hai đứa con, gần 16 năm qua, chị Huệ luôn túc trực ở nhà để chăm sóc, mọi gánh nặng trong đời sống đều đè nặng lên đôi vai người chồng, người cha.

16-07-03_nh-1
Hai cháu Minh và cháu Hương với mặt mày tái nhợt và thiếu sức sống

Thế nhưng gia đình anh chị lại không có nổi một mảnh đất làm vốn để sản xuất, kiếm kế sinh nhai. Mọi thu nhập đều phụ thuộc vào bàn tay làm thuê, làm mướn sống qua ngày của anh Hùng.

“Gia đình nghèo khó, con cái bị bệnh tật, luôn phải túc trực bên con từng ly, từng tý. Gần 16 năm qua tôi không phụ chồng tôi làm được gì. Mọi gánh nặng lo toan trong cuộc sống hàng ngày đều do những đồng tiền mà chồng tôi đi làm mướn mang về nuôi ba mẹ con”.

Hàng tháng anh Hùng phải chở hai đứa con vượt gần 100 km về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước truyền máu theo chế độ bảo hiểm dành cho hộ nghèo để duy trì sự sống cho con.

“Tôi biết là sự sống sẽ không có tương lai, nhưng con còn khỏe, còn sống ngày nào thì hay ngày đó, cố gắng tạo niềm vui cho con đến hơi thở cuối cùng”, anh Hùng nói trong ngẹn ngào.

Phó thôn Hoàng Văn Thiệm tâm sự: “Người ta có con cái đầy đủ là hạnh phúc lắm rồi. Ấy vậy mà gia đình anh Hùng, chị Huệ lại lâm vào cảnh hết sức éo le, khổ về vật chất, hành hạ về tinh thần. Biết nuôi hai đứa con là không có “tương lai”, hoàn cảnh gia đình lại nghèo khó, song hai vợ chồng đã cố gắng hết mức”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Châm – phó Chủ tịch UBND xã Đăng Hà phụ trách khối văn hóa – xã hội cho biết: Gia đình anh Hùng, chị Huệ là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt của xã. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã cố gắng xem xét ưu tiên các chế độ, kêu gọi đóng góp ủng hộ gia đình.

Nhưng Đăng Hà là xã vùng sâu, vùng xa, xã nghèo còn nhiều khó khăn, nên vệc hỗ trợ của địa phương không được nhiều. Thông qua Báo NNVN, tôi kêu gọi cộng đồng xã hội hãy chung tay giúp đỡ gia đình này vượt qua khó khăn.

Mọi sự hỗ trợ, đóng góp xin gửi về anh Trần Quang Hùng: Tổ 1, thôn 4, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (ĐT: 0932. 363. 324, hoặc Hoàng Văn Thiệm – Phó thôn 4, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, Bình Phước. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm