| Hotline: 0983.970.780

Trồng dâu, nuôi tằm hết thời ăn 'cơm đứng'

Thứ Hai 19/08/2019 , 08:44 (GMT+7)

Dân gian có câu “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” có lẽ không còn phù hợp trong thời điểm hiện nay.

15-19-24_tm_len_ne_o_vuong
Trao đổi kinh nghiệm nuôi tằm.

Bởi lẽ, nghề trồng dâu nuôi tằm vốn đầu tư không lớn, tận dụng được lao động nhàn rỗi và quan trọng nhất là mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với 490ha trồng dâu trong đó diện tích kinh doanh là 346ha và trên 1.000 hộ nuôi tằm, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là địa phương có diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn nhất tỉnh.

Năm 2018, sản lượng kén tằm toàn huyện đạt trên 500 tấn mang lại nguồn thu trên 60 tỷ đồng, dự kiến năm 2019, sản lượng kén tằm sẽ đạt trên 650 tấn, cho thu nhập 70 tỷ đồng.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm của huyện Trấn Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để các huyện lân cận trong tỉnh như Văn Yên, Văn Chấn tham quan học tập, nhân rộng diện tích và được xác định là ngành nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế hộ.

Hiện nay 1ha trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân tại huyện Trấn Yên trung bình đạt 220 - 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi trên 100 triệu, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và trồng màu.

Trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu, tận dụng được lao động nông nhàn, lao động phụ, tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.

Để người dân trồng dâu nuôi tằm yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế, công tác chỉ đạo, quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Huyện đã xây dựng Đề án "Phát triển dâu tằm tơ đến năm 2020 định hướng đến năm 2025" với mục tiêu đến năm 2020 diện tích trồng dâu đạt trên 800 ha, sản lượng kén trên 1.100 tấn, giá trị thu đạt trên 140 tỷ đồng mỗi năm; đến năm 2025 nâng tổng diện tích trồng dâu lên trên 1.200ha, sản lượng kén trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng.

Đối với vùng nguyên liệu lá dâu được quy hoạch tập trung tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp, Hòa Cuông, Y Can, Hưng Khánh, Hồng Ca… là các xã có điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp. Sử dụng giống dâu có năng suất, chất lượng cao như Sa nhị luân Quế ưu 12, GQ2… cũng như hướng dẫn các hộ trồng tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nên sản lượng cao, đạt 40-45 tấn lá/ha/năm. Vùng trồng dâu nuôi tằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với nuôi tằm huyện đã ứng dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn, nuôi tằm con riêng, tằm lớn riêng. Hiện toàn huyện có 25 hộ chuyên nuôi tằm con để cung cấp giống cho 1.000 hộ chuyên nuôi tằm lớn (bắt đầu nuôi từ cuối tuổi 3 trở đi) và áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né gỗ ô vuông thay thế cho né tre truyền thống đã đem lại hiệu quả nhất định.

Sản lượng, chất lượng kén tằm được nâng lên, tỷ lệ kén đôi thấp, kén không dị hình, tằm “lên tơ” đều và trắng, sợi tơ dài hơn, chất lượng kén đáp ứng được trong sản xuất tơ công nghiệp. Chất lượng kén tốt đồng nghĩa với giá bán cao hơn và thu nhập nhờ đó cũng tăng lên.

Để thuận lợi hơn nữa cho người dân trồng dâu nuôi tằm, huyện đã thành lập được các tổ hợp tác và hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm. Hiện đã có 35 tổ hợp tác và 4 hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư đầu vào đến bao tiêu sản phẩm kén.

Để có thị trường đầu ra ổn định, huyện đã xúc tiến, làm việc với Công ty Dâu tơ tằm miền Bắc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm kén tằm cho các hộ nuôi. Sau khi ký kết hợp đồng giá thu mua kén cho người dân cao hơn, ổn định hơn so với trước.

Ngoài ra các hộ trồng dâu nuôi tằm còn được cán bộ kỹ thuật của công ty thường xuyên hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong quá trình nuôi và cung ứng các loại vật tư đầu vào như con giống, vôi, thuốc bệnh đảm bảo chất lượng.

Anh Nguyễn Ánh Dương, thành viên của tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp cho biết: "Từ khi tham gia tổ hợp tác và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm tập trung theo mô hình nhà tằm, nuôi trên nền nhà đã tiết kiệm được diện tích, dễ vệ sinh chăm sóc và quản lý dịch bệnh đồng thời đảm bảo độ thông thoáng nên tằm phát triển tốt, ít bị bệnh.

Khi tằm chín gia đình áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né ô vuông giúp giảm thiểu công lao động, nâng cao chất lượng, sản lượng kén. Sản phẩm kén được công ty thu mua nên có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn".

Hiện tại gia đình anh Dương trồng 10 sào dâu (3.600m2), mỗi lứa dâu nuôi được 3 vòng tằm. Với phương pháp nuôi tằm hiện tại 1 tháng gia đình nuôi được 2 vòng tằm (trung bình 15 ngày 1 vòng) sản lượng kén bình quân đạt 30kg kén/vòng. Với giá bán từ 120.000-130.000 đồng/kg kén, mỗi lần nuôi thu từ 6-7 triệu đồng.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung sẵn sàng cho thị trường Tết

Quảng Ngãi Năm nay thời tiết không có mưa lũ lớn nên các vườn hoa phát triển tốt. Người dân kỳ vọng sắp tới thị trường, giá cả ổn định để có một cái Tết đầm ấm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.