| Hotline: 0983.970.780

Bỏ phố lên bản Mông cùng bố làm trang trại tổng hợp

Thứ Ba 17/10/2017 , 07:15 (GMT+7)

Tận dụng nguồn nước từ khe núi chảy ra quanh năm, cha con anh cho đào 4 chiếc ao lớn với diện tích gần 4ha. Lẫn trong những quả đồi, rừng cây, ao cá là các khu chăn nuôi, nhà kho, nhà ở của gia đình bố con anh

Đang sở hữu ngành nghề kinh doanh rất thịnh hành tại trung tâm huyện với mức thu nhập khá tốt nhưng chàng trai trẻ Đinh Văn Tuấn ở bản Đồng Tâm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lại bất ngờ bỏ phố lên rừng cùng cha gây dựng trang trại giữa bản người Mông hẻo lánh.

09-44-54_1
Bỏ phố lên rừng, anh Đinh Văn Tuấn xây dựng trang trại hữu cơ góp phần thay đổi đời sống đồng bào người Mông

Cả một vùng lau guột hoang dại trước đây giờ đã biến thành bãi mía, nương ngô, xen lẫn những ao nuôi cá lớn và trang trại chăn nuôi. Mới thấy ý chí, khát vọng làm giàu của Tuấn là không hề kì quặc.
 

Bỏ phố lến rừng

Tuấn sinh năm 1987. Trong thư gửi cho chương trình Khởi nghiệp của VTC 16, Tuấn viết, tốt nghiệp PTTH, đã đi làm thuê nhiều nghề ở nhiều nơi. Đang làm chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại thị trấn Đu (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Vợ anh công tác tại UBND huyện. Hoàn cảnh của gia đình Tuấn là niềm ao ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Vậy mà bỗng dưng anh quay về giữa đỉnh bản người Mông để bắt đầu một công việc mới với vô vàn gian khổ và rủi ro. Hai vợ chồng đang sum họp thì lại phải chia xa. Tuấn ngược núi cách thị trấn hơn chục cây số. Vợ anh ở lại phố huyện chăm sóc hai con nhỏ.

Về bản, việc đầu tiên Tuấn bàn với bố là mạnh dạn mở rộng diện tích trang trại. Theo đó, trên toàn bộ diện tích 8ha đã được Tuấn quy hoạch và phác thảo từ trước, hai cha con thuê người và phương tiện cùng thực hiện công cuộc cải tạo đất hoang, đồi trọc. Toàn bộ phần diện tích núi đồi có địa hình dốc ngược được quy hoạch trồng keo. Lùi xuống mé đồi là những vạt mía, nương ngô, đồi sắn, cỏ voi... Tận dụng nguồn nước từ khe núi chảy ra quanh năm, cha con anh cho đào 4 chiếc ao lớn với diện tích gần 4ha. Lẫn trong những quả đồi, rừng cây, ao cá là các khu chăn nuôi, nhà kho, nhà ở của gia đình bố con anh.
 

Rạng sáng bản vùng cao

Những tưởng với một trang trại có quy mô lớn như vậy thì bố con Tuấn phải áp dụng quy trình kỹ thuật khắt khe lắm nhưng ngược lại. Cách mà hai cha con anh làm hoàn toàn tự nhiên. Ông Đinh Văn Quyền (bố anh Tuấn) cho rằng, thực chất đó là mô hình trang trại hữu cơ. Ông đã ấp ủ, đã làm quen tay từ nhiều năm nhưng bây giờ mới thấy người ta nói đến nhiều. Soi vào kỹ thuật sản xuất thì thấy mô hình của gia đình ông đúng như những kỹ thuật được khuyến cáo.

09-44-54_2
Bỏ phố lên rừng, anh Đinh Văn Tuấn xây dựng trang trại hữu cơ góp phần thay đổi đời sống đồng bào người Mông

Theo đó, ông trồng ngô khoai sắn chính là thức ăn cho lợn, gà. Cỏ là thức ăn của cá. Toàn bộ phân xanh, phân chuồng ủ mục là nguồn phân hữu cơ cho cây trồng. Ông chọn nuôi lợn rừng cho phù hợp với khí hậu vùng cao. Tận dụng diện tích rừng, ông nuôi thả hơn 100 con dê và 40 con bò. Giống gà đẻ trứng hai bố con ông chọn là 3.000 con gà Ai Cập. Giống gà này dễ nuôi và năng suất trứng rất cao, mỗi con cho tới 260 quả/năm. Gà thương phẩm được chọn chính là 1.500 con gà ta tại địa phương. Cá thả trong 4 ao với diện tích 2,8ha là các loại cá thông thường như mè, trôi, trắm, chép.

Cả hai bố con ông Quyền đều khẳng định, khí hậu, thổ nhưỡng trên bản Đồng Tâm chính là môi trường lý tưởng cho việc phát triển chăn nuôi. Gần như các loại bệnh dịch không bao giờ bén mảng. Nếu không may có con vật nuôi nào bị chết non chủ yếu là do ngã núi, ăn quá no hoặc kẹt chuồng... Tổng hợp các nguồn thu, sau khi trừ chi phí, trang trại cho số lãi khoảng 600 triệu đồng/năm. Hai cha con ông Quyền đang tiếp tục dự định mở rộng quy mô chăn nuôi.

Vì trang trại lớn lại áp dụng nhiều loại cây trồng, vật nuôi nên 2 bố con phải thuê thêm 4 người làm thường xuyên với các công việc như phát rừng, bóc cỏ mía, chăn dê bò, thu hoạch ngô, sắn...

Nguồn lương thực tự sản xuất được chỉ đảm bảo một phần rất nhỏ làm thức ăn chăn nuôi. Trang trại của bố con anh Tuấn phải mua thêm tại chỗ của đồng bào người Mông bản Đồng Tâm. Ước tính, mỗi năm, trang trại phải nhập gần 200 tấn ngô, sắn của bà con.

Ông Lý Văn Sài, Trưởng bản Đồng Tâm cho biết, trang trại của cha con ông Quyền anh Tuấn ngoài tạo công ăn việc làm cho người Mông còn là điểm sáng để họ học cách sản xuất. Người Mông thu hoạch ngô, sắn cũng không phải mang xuống chợ bán nữa mà được trang trại mua ngay trên đỉnh núi. Nhờ có chương trình Nông thôn mới, nhờ có trang trại mà đường lên bản được mở rộng và cứng hóa. Đèn cao áp của trang trại soi sáng cả vùng rừng núi về đêm.

Ông Phan Văn Tường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Lương cho biết, trang trại của bố con anh Tuấn đã được tỉnh chứng nhận là mô hình phát triển kinh tế trang trại VACR bền vững. Quá trình hình thành, phát triển cũng như tính lan tỏa của trang trại là cơ sở để sắp tới trang trại có dự kiến mở rộng thì Phòng NN-PTNT huyện sẽ tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho bà con.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm