| Hotline: 0983.970.780

Bổ sung gần 300 bác sĩ trẻ cho y tế cơ sở

Thứ Tư 16/02/2022 , 14:52 (GMT+7)

TP.HCM Sáng 16/2, Sở Y tế TP.HCM tổ chức Lễ đón 297 bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp về tăng cường cho các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố trong năm 2022.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng hoa chúc mừng các bác sĩ trẻ. Ảnh: N.N.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng hoa chúc mừng các bác sĩ trẻ. Ảnh: N.N.

297 bác sĩ trẻ tốt nghiệp của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược TP.HCM đang cùng nhau trải qua 18 tháng tham gia chương trình “thí điểm thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa”.

Trong thời gian này, các bác sĩ được đào tạo, thực hành tại y tế cơ sở sẽ vững vàng hơn, theo quy định thực hành 18 tháng. Sở Y tế giao cho các bệnh viện đầu ngành thành phố hướng dẫn, thay vì ở bệnh viện suốt 18 tháng thì có thời gian dự kiến 12 tháng ở trạm y tế để chăm sóc sức khỏe người dân, 6 tháng còn lại sẽ trở về thực hành tại các bệnh viện.

Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng, hoạt động này xuất phát từ những bài học kinh nghiệm ngành y tế rút ra sau các đợt chống dịch cao điểm vừa rồi.

"Bài học hết sức quan trọng là củng cố, nâng cao năng lực y tế cơ sở. Để củng cố nâng cao thì có nhiều hoạt động, trong đó ưu tiên số 1 là bổ sung nhân lực. Trong đợt cao điểm chống dịch vừa rồi nếu không có tăng cường nhân lực từ các tỉnh thành vào hỗ trợ cho thành phố, đặc biệt hỗ trợ y tế cơ sở thì TP gặp rất nhiều khó khăn", ông Thượng nhìn nhận.

Để bổ sung lực lượng làm việc tại nguồn y tế cơ sở, bằng lực lượng quan trọng là bác sĩ mới tốt nghiệp. Khi tham gia chương trình này, các bác sĩ còn được Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí thực hành và được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt (dự kiến là 60 triệu đồng cho 12 tháng thực hành tại y tế cơ sở, sẽ được HĐND TP.HCM xem xét trong kỳ họp tới).

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu chứng kiến việc ký kết, bàn giao và đón nhận bác sĩ trẻ tăng cường về trạm y tế. Ảnh: Ng.N.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu chứng kiến việc ký kết, bàn giao và đón nhận bác sĩ trẻ tăng cường về trạm y tế. Ảnh: Ng.N.

"Bác sĩ sau khi hoàn thành chương trình thực hành này bên cạnh các kiến thức chuyên môn bác sĩ đa khoa, sẽ được nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe hướng cộng đồng, năng lực phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe liên tục và toàn diện, năng lực hoạt động xã hội... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và bổ sung nguồn nhân lực cho hệ thống y tế cơ sở của TP", ông Thượng nói.

Bác sĩ trẻ Phạm Vĩnh Anh, thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vui mừng chia sẻ: “Cũng như những bác sĩ trẻ đang tham gia chương trình 18 tháng, chúng em đã cùng nhau trải qua bao kỳ thi gian khó, các kỳ thực tập ở nhiều chuyên khoa và đặc biệt cố gắng hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trong thời kỳ giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cá nhân em và nhiều bạn tham dự buổi lễ này đã vừa đảm nhiệm việc hỗ trợ bệnh nhân Covid của đội hình taxi cấp cứu chuyển bệnh, tư vấn theo dõi F0 tại nhà hay bệnh viện dã chiến đồng thời không quên việc hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Mỗi bác sĩ là một cá thể khác biệt, tuy nhiên chúng em có điểm chung là tinh thần cầu tiến, ý thức trách nhiệm và niềm quan tâm chia sẻ với những bệnh nhân của mình.

Từng tham gia tổ y tế từ xa theo dõi F0 tại nhà và từng làm việc chung với các cán bộ trạm y tế, bản thân em hiểu sâu sắc về áp lực nặng nề mà các nhân viên ở đây trải qua trong một mùa đại dịch”.

Vĩnh Anh thay mặt các bác sĩ trẻ, xin hứa sẽ nỗ lực học tập để trau dồi vững chắc tay nghề và đoàn kết, hỗ trợ nhau trong nhóm, tuân thủ các nội quy của chương trình để ai cũng trở thành người vừa giỏi chuyên môn, vừa giàu y đức.

Phát buổi tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho hay, TP.HCM trải qua tháng ngày căng thẳng, cam go và khốc liệt để ứng phó với đại dịch Covid-19. Ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, TP.HCM đã khẩn trương triển khai kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch đó, TP đã xác định chiến lược về y tế là trụ cột, bao trùm, xuyên suốt, làm nền tảng cho các chiến lược, kế hoạch khác nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, hỗ trợ điều trị người mắc Covid-19 tại cộng đồng, bảo đảm người dân được tiếp cận chăm sóc y tế sớm nhất, thuận tiện nhất.

Theo Bí thư Nên, một trong những nội dung quan trọng mà Sở Y tế cần tham mưu UBND TP.HCM ban hành chính sách đãi ngộ như lương, phụ cấp; đồng thời, tạo cơ hội cho bác sĩ trẻ yên tâm cống hiến, học tập, phát triển nghề nghiệp trước mắt và lâu dài. Các chính sách cần giúp các bác sĩ trẻ không thiệt thòi so với các khóa khác, so với các trường khác...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm