| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gợi ý 3 vấn đề trong nghiên cứu thủy sản

Thứ Sáu 12/07/2019 , 18:31 (GMT+7)

Tại buổi làm việc với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gợi ý 3 vấn đề cho các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh nuôi trồng thủy sản.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với Viện III.

Báo cáo Bộ trưởng tại buổi làm việc chiều 12/7, PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) cho biết, toàn Viện hiện có 159 người, trong đó có 2 phó giáo sư, 18 tiến sỹ, 45 thạc sỹ, 61 đại học, 33 kỹ thuật viên và tương đương.

Viện có 13 đơn vị trực thuộc gồm 3 phòng nghiệp vụ, 4 phòng chuyên môn, 5 trung tâm và 1 văn phòng đại diện. Năm 2019, Viện III thực hiện 79 nhiệm vụ, trong đó chủ trì thực hiện 69 nhiệm vụ KHCN.

Theo ông Ninh, trong kết quả nghiên cứu và ứng dụng KHCN, Viện III đã chọn giống tôm chân trắng bố mẹ phù hợp với điều kiện Việt Nam, khả năng chịu đựng tốt với biến động lớn về môi trường và dịch bệnh. Đối với cá đã chọn giống cá chẽm, kết quả tạo ra đàn cá bố mẹ có sức sinh trưởng tăng 5-6% mỗi thế hệ. Hàng năm cung cấp 5.000 con cá bố mẹ và 1 triệu cá giống phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Viện đã nghiên cứu sản xuất thành công và ứng dụng vào sản xuất một số loài cá biển như: Cá mú lai, mú cọp, cá chim, cá giò... hàng năm cung cấp khoảng 10 triệu con giống các loại phục vụ cho người nuôi cả nước.

Viện III sản xuất nhiều giống thủy sản phục vụ người nuôi.

Ngoài ra, Viện cũng đã chọn tạo, nâng cao sinh trưởng cua xanh; sản xuất thành công giống hàu Thái Bình Dương; sản xuất một số loài rong biển có giá trị kinh tế như rong sụn, rong nho, rong câu cước...

Về ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Viện III có 24 quy trình công nghệ đang được ứng dụng, chuyển giao vào thực tiễn sản xuất ở 32 tỉnh thành trên cả nước. Hàng năm cung cấp 1 triệu con giống để làm bố mẹ phục vụ sản xuất đối tượng tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gợi ý các nhà khoa học Viện III phải nhận dạng đúng tiềm năng, lợi thế phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới. Bộ trưởng cho rằng, bên cạnh những đối tượng chủ lực hiện nay chúng ta phải đi sâu vào các phân khúc, tạo ra giá trị phù hợp kết hợp mở thị trường, chứ chỉ đi bán thô hiệu quả kinh tế không cao.

Tiềm năng nữa trong nuôi trồng thủy sản mà Bộ trưởng chỉ ra là thủy vực của hệ thống sông hồ của nước ta rất lớn. Riêng hệ thống Sông Đà 3 cấp (Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình) có 3 hồ lớn, thì phải có đánh giá tiềm năng chung và quy hoạch định dạng; từng thủy vực thì đối tượng nào phù hợp, để phát triển kích cỡ, quy mô đến sản lượng, tránh tình trạng phát triển tràn lan, không hiệu quả, gây ô nhiễm cho hạ nguồn, dịch bệnh.

“Vì vậy không chỉ Viện mà kể cả Bộ phải đặt nhiệm vụ phối hợp các địa phương định dạng, từ đó làm tiền đề nghiên cứu cho các nhà khoa học”, Bộ trưởng nói.

Về phương pháp, theo Bộ trưởng phải có chiến lược tổng thể, trong đó cần có những đột phá về đối tượng nuôi mũi nhọn và cho từng giai đoạn. Dồn sức vào nghiên cứu làm sao khi nhắc đến mình không ai qua được vì thế muốn phát triển phải đến với mình ở khía cạnh về giống, quy trình nuôi...

Bộ trưởng gợi ý trong nghiên cứu phải phối hợp với DN có chủ đích. Ví dụ nếu Viện III làm thành công con cá chình thì tư duy nghiên cứu sang cả lươn. Hiện Nhật Bản và nhiều thị trường rất thích con lươn, tiềm năng rất lớn.

Mặt khác chúng ta có 1,5 triệu tấn cá tra thì sản phẩm phụ của nó là đáy bùn, cực kỳ tốt. Nếu nuôi dưỡng được con lươn thì thị trường là mênh mông.

“Trong chuỗi kinh tế về nuôi cá tra, duy nhất còn bùn của con cá tra chúng ta chưa làm gì. Đây là hướng cần phải nghiên cứu, mở ra những triển vọng. Với lươn sẽ xuất khẩu tốt, nhu cầu lớn, như Nhật Bản thậm chí mua cá tra Việt Nam về làm giả món lươn. Do đó, chúng ta phải tận dụng các cơ hội để dồn sức nghiên cứu”, Bộ trưởng chia sẻ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm