| Hotline: 0983.970.780

"Bỏ vợ, bỏ con" vào rừng với ong

Thứ Ba 20/01/2015 , 06:31 (GMT+7)

Để có những sản phẩm mật ong tốt, người nuôi ong phải đi tìm và “neo” đàn ong của mình ở những cánh rừng nhiều hoa./ Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ bán mật ong rừng

Cứ thế quanh năm họ phải theo chân đàn ong sống ở rừng...

Bay theo những mùa hoa

Đầu xuân, mỗi độ hoa điều, cao su nở rộ, cũng là lúc những khu vườn điều, cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước lại rộn ràng tiếng ong vo ve đi tìm hương, hút nhuỵ làm mật ngọt. Đây cũng là thời điểm những người nuôi ong khắp mọi miền đất nước đổ về đây tất bật cho một mùa thu hoạch mật.

Men theo tiếng ong vo ve, chúng tôi ghé túp liều dựng bằng bạt vải căng ven lo cao su thuộc địa phận xã Minh Đức, huyện Hớn Quản. Xung quanh túp liều có hơn 500 thùng nuôi ong đặt dưới lo cao su. Đây là trại ong của anh Nguyễn Văn Tùng, đến từ tỉnh Bắc Giang.

Anh Tùng năm nay đã 51 tuổi nhưng đã có gần 20 năm đưa ong đi đánh mật, phiêu bạt khắp các vùng miền đất nước. “Cái nghề này nó vậy, quanh năm phải phiêu bạt khắp nơi đưa ong đi tìm hoa. Cứ ở đâu có hoa là chúng tôi đưa ong đến, ở khoảng 2 - 3 tháng, hết hoa rồi lại đi. Hằng năm tôi phải tốn hơn 200 triệu đồng để di chuyển đi các vùng khác nhau”, anh Tùng tâm sự.

Hiện anh cùng với 10 anh em khác đang chăm sóc hơn 500 đàn ong (tương đương 500 thùng). Mỗi thùng có từ 8-10 cầu mật. Nhưng theo anh Tùng, đây chỉ bằng một phần nhỏ so với nhiều nhóm khác đóng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Tùy theo từng mùa hoa của từng vùng mà người như anh Tùng phải di chuyển đàn ong của mình. Chẳng hạn những tháng giáp tết ở Bình Phước là mùa hoa điều, cao su, sang tết lại phải di dời đàn ong về Bắc Giang với mùa vải thiều, nhãn lồng. Đến tháng 4 - 5 quay về Đắk Lắk với mùa cà phê, mùa hoa bắp… Cứ thế, lao như con thiêu thân từ tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác không biết mệt mỏi.

Cái nghề là vậy luôn phải xa vợ con, gia đình biền biệt quanh năm suốt tháng, mỗi mùa xuân đến mọi người, mọi nhà đều quay quần bên gia đình đón tết vui vẻ. Thế nhưng những người thợ nuôi ong vẫn miệt mài nằm rừng để chăm sóc đàn ong.

“Nhiều vụ đạt năng suất cao từ 5 - 6 lít mật/đàn. Nhưng lại mất giá, chỉ lấy công làm lời. Tôi chỉ mong các thương lái, công ty thu mua ong mật với giá phù hợp và luôn giữ giá ổn định, để nhưng người làm nghề này có được nguồn thu nhập ổn hơn”, anh Anh nói.

Anh Hà Ngọc Anh (48 tuổi, quê Hải Dương) tâm sự: “Nghề đưa ong đi tìm hoa không chỉ vì cuộc sống, mà còn có cả niềm đam mê. Nếu không có đam mê thì chúng tôi không thể quanh năm bỏ vợ, bỏ con theo những đàn ong sống trong những cánh rừng được”.

Mật ngọt, "mật đắng"

Trước khi chọn được địa điểm để tập kết thả đàn ong phải cắt cử thợ đi thăm dò địa điểm thích hợp rồi xin phép chủ vườn... Sau đó mới di chuyển đàn ong đến nơi cần thả để đảm bảo năng suất và an toàn cho toàn bộ đàn ong.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Tùng nói: “Nhiều người cứ nghĩ đây là công việc dễ ăn tiền. Việc di chuyển đàn ong từ vùng này sang vùng khác cũng phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp. Nuôi ong chuyên nghiệp khác với nuôi nhỏ lẻ, không may chọn những vùng cây ra hoa bị phun thuốc thì nguy cơ đàn ong bị chết rất cao.

Đôi khi hết mùa hoa, hoặc cây trổ hoa ít không đáp ứng đủ số lượng đàn ong thì phải mua phấn hoa để nuôi dưỡng và duy trì số lượng đàn. Nếu không số lượng ong sẽ giảm rất nhanh và gây thiệt hại lớn. Mỗi chủ bị ong chết thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng, nuôi quy mô lớn thì thiệt hại tiền tỷ. Nhiều chủ "chết" theo đàn ong vì bị đẩy vào cảnh sạt nghiệp và nợ nần. Mật ngọt nhưng cũng đôi lúc đắng lắm”. 

Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn. Khi thu hoạch xong là các buôn lái, công ty đến nơi nhận sản phẩm, nhưng giá cả cũng rất bấp bênh, nhiều lúc cũng bị ép giá. Bình thường giá từ 150.000 - 200.000 đ/lít mật, đôi khi cũng chỉ được 120.000 đ/lít...

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.