| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về mật ong

Thứ Hai 13/06/2011 , 11:56 (GMT+7)

Xin cho biết thành phần, công dụng của mật ong. Mật ong được con ong tạo ra theo cách nào?

* Xin cho biết thành phần, công dụng của mật ong. Mật ong được con ong tạo ra theo cách nào?

Hoàng Minh Hà, An Khê, Gia Lai

Theo thông tin trên mạng (ykhoanet.com) thì theo y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng. Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc đặc biệt của Đông y.

Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi. Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh. Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.

Nếu bị cảm cúm, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong. Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay. Khi da bị trầy xước: Làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy. Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu. Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em...

Theo tác giả Sương Sương thì từ mùa xuân sang hạ đến mùa thu, nhất là xuân và hạ là 2 mùa trăm hoa đua nở và là thời điểm tốt nhất để ong đi hút mật. Thông thường loài ong có hai cái dạ dày - một chiếc dùng để dựng mật hoa và một chiếc dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày dùng để đựng mật hoa có thể chứa tới gần 70mg và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một con ong. Trong tình trạng bình thường, một ngày một con ong thợ phải ra ngoài lấy mật hơn 40 lần, mỗi lần hút 100 bông hoa, nhưng mật hoa hút được chỉ có thể gây được 0,5 g mật ong. Nếu muốn gây 1.000 g mật ong và khoảng cách giữa buồng ong và nguồn mật là 1.500 m, gần như phải bay một quãng đường 120.000 m. Mỗi khi hút đầy mật trong dạ dày, ong bay trở về tổ để chuyển lượng mật đó cho những con ong thợ khác.

Những con ong này sẽ hút mật từ con ong thợ mang về, sau đó chúng sẽ ngậm mật hoa đó trong vòng nửa tiếng vừa đủ thời gian cho những enzim chuyển hóa những loại đường phức tạp thành loại đường đơn giản hơn, đồng thời cũng làm giảm khả năng nhiễm khuẩn. Chúng liên tục hút vào nhả ra trong tổ để tạo mật. Phải tiến hành khoảng thời gian từ 100 - 240 lần. Những con ong thợ sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà nơi đó nước trong mật hoa sẽ bị cô đặc lại và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc. Để làm mật hoa khô, ong phải dùng những chiếc cánh của chúng để quạt liên tục. Khi mật đã đặc lại, chúng đóng những cái ngăn đó bằng sáp và để dự trữ ăn dần... 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.