| Hotline: 0983.970.780

Bốn trận chiến thất bại ê chề nhất của quân đội Mỹ

Thứ Năm 20/12/2018 , 09:50 (GMT+7)

Trang tin trực tuyến Lợi ích dân tộc (NIO) vừa công bố danh sách những trận chiến mà quân đội Mỹ bị thất bại cay đắng nhất, “nhớ đời nhất”.

1. Trận Little Big Horn (6/1876)

Theo NIO, trận chiến Little Big Horn (LBH) còn có tên gọi khác là Trận cuối của Custer, trận đánh giữa một bên là các bộ tộc người da đỏ Lakota-Bắc Cheyenne-Arapaho với bên kia là Trung đoàn 7 Kỵ binh quân đội Mỹ diễn ra ngày 25 tháng 6 năm 1876, gần sông Little Bighorn ở phía đông Montana Territory, sát nách khu vực ngày nay gọi là Crow Agency, thuộc tiểu bang Montana.

20-51-47_1
Trận LBH khiến trung đoàn Kỵ binh số 7 của Mỹ bị xóa xổ hoàn toàn

Theo Bách khoa thư mở (WO), đây là trận đánh nổi tiếng nhất trong chiến tranh Da Đỏ, và là trận thắng đáng ghi nhớ của người Lakota và Bắc Cheyenne, chỉ huy bởi tù trưởng Sitting Bull. Trung đoàn Kỵ binh số 7 của Mỹ bị xóa xổ hoàn toàn, bao gồm 700 người chỉ huy bởi tướng George Armstrong Custer. Năm tiểu đoàn của trung đoàn này bị tiêu diệt gọn. Custer cùng hai người anh em và anh em họ bị giết. Trận này chưa phải là trận có số thương vong cao nhất trong chiến tranh Da Đỏ. Trận có số thương vong cao nhất là trận Wabash với gần 1000 người bị thương hoặc chết.

2. Trận đèo Kasserine Pass (1943)

Trận đèo Kasserine Pass là một thảm họa có một không hai của quân đội Mỹ trong lần đầu đụng độ phát xít Đức trong Thế chiến II tại chiến trường Tunisia đầu năm 1943 do quân đội Mỹ thiếu kinh nghiệm và hoảng loạn nên đã bị xóa sổ trong đêm. Đèo Kasserine rộng 3,2 km thuộc núi Grand Dorsal ở miền trung Tunisia. Sau khi tiến hành chiến dịch đổ bộ xuống Morocco và Algeria, Quân đoàn II của Mỹ nhanh chóng tiến về Tunis, thủ đô của Tunisia với hy vọng tạo thế gọng kìm bao vây quân Đức và Ý ở Tunisia và Lybia.

20-51-47_2
Trận đánh đèo Kasserine quân Mỹ gần như bị xóa xổ hoàn toàn

Mọi thứ đã chuẩn bị trước khi quân Đức tiến tới đèo Kasserine nhưng do thiếu hiểu biết về chiến thuật và chiến tranh cơ động đối phương nên quân đội Mỹ đã bị thất trận. Khi xe tăng Mỹ khai hỏa vào quân Đức, đối phương lập tức rút quân. Phía Mỹ háo hức truy đuổi và rơi vào bẫy đã được giăng sẵn. Các pháo chống tăng 88 mm của Đức từ trận địa phục kích bí mật đồng loạt khai hỏa, tiêu diệt toàn bộ lực lượng xe tăng Mỹ tham chiến truy kích.

Theo giới sử gia, trận đèo Kasserine Pass có thể coi là thảm họa tồi tệ nhất của quân đội Mỹ trong lịch sử. Chỉ trong 10 ngày giao tranh, quân Mỹ đã bị đẩy lùi 80 km, mất 183 xe tăng và gần 7.000 quân, trong đó có ít nhất 300 lính tử trận và 3.000 người khác mất tích. Tướng George Marshall của Mỹ hiếm khi ra tiền tuyến, chỉ ở trong hầm ngầm cá nhân cách đó 100 km để chỉ huy. Trận chiến đã trở thành bài học đầu tiên của Mỹ trong tác chiến và chỉ hai năm sau, người Mỹ đã có mặt tại bãi biển ở Normandy trong tư thế vững vàng hơn sau khi rút được nhiều bài học xương máu từ trận chiến đèo Kasserine Pass .

3. Lực lượng đặc nhiệm Smith (1950)

Xếp thứ 2 là Lực lượng đặc nhiệm Smith (TFS) nói là đội quân thiện chiến của Mỹ đầu thập niên 50 thế kỷ trước, nhưng ở đây lại nói về bi kịch của đội quân này khi tham chiến tại Triều Tiên dưới thời Tổng thống Truman.

20-51-47_3
Lực lượng đặc nhiệm Smith bị bắt làm tù binh

Theo NIO, vào ngày 25/6/1950, Chiến tranh Triều Tiên bất ngờ diễn ra khi gần 90.000 binh sĩ Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến vào Hàn Quốc, với lý do miền Nam tấn công trước. Nhờ sự vượt trội về quân lực, quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm thủ đô Seoul vào ngày 28/6, buộc chính quyền và binh sĩ Hàn Quốc rút xuống phía nam. Trước tình hình này, Mỹ đã triển khai binh sĩ giải cứu cho Hàn Quốc, cùng với sự hậu thuẫn của LHQ. Nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên được đưa đến từ Nhật Bản, hình thành lực lượng TSF có nhiệm vụ chặn đà của quân Triều Tiên.

Trận đánh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra hôm 5/7/1950 tại TP.Osan, cách Seoul khoảng 35 km về phía nam. Chưa chưa đầy một giờ sau, đội hình TSF đã rơi vào tầm ngắm của xe tăng Triều Tiên khiến 60 binh sĩ tử trận, 21 người bị thương và 82 người bị bắt làm tù binh, chiếm 40% tổng quân số. Sau trận đánh này, do chỉ ký thỏa thuận ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình nên hai miền Triều Tiên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, thực trạng này vẫn kéo dài tới tận ngày nay...

4. Chiến dịch Desert One (11/1979)

Xếp thứ 4 là Chiến dịch Desert One, diễn ra khi Cách mạng Iran đang được hình thành, đặc biệt, một chế độ mới ở Tehran không ưa Mỹ ra đời. Ngày 4/11/1979, một nhóm gồm sinh viên, quần chúng đã thâm nhập ĐSQ Mỹ tại Tehran để phản đối hành động bao che của Washington cho hành động đào tẩu của quốc vương Iran. 52 nhân viên ngoại giao Mỹ bị bắt giữ để gây sức ép Tổng thống Jimmy Carter trao trả quốc vương Iran cùng số lượng lớn tài sản mà nhân vật này mang theo.

20-51-47_4
Chiến dịch Desert One

Để phản ứng lại, Mỹ sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh ngoại giao để Tehran trả công dân nhưng không thành.Carter đã ra lệnh đưa biệt kích Delta vào thủ đô Iran nhằm giải cứu con tin và Chiến dịch Desert One được ra đời dài 2 đêm với sự tham gia của không quân, hải quân, lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ nhưng do máy bay hạ cánh nhầm khiến nhiều binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 5 chiếc trực thăng bị bỏ lại, con tin tiếp tục bị giam giữ trước khi được trả tự do sau 444 ngày bị bắt. Sau khi chiến dịch kết thúc phía Iran công bố thất bại mà Mỹ phải hứng chịu và phóng thích toàn bộ 52 con tin vào ngày 20/1/1981, vài phút trước khi Jimmy Carter kết thúc nhiệm kỳ. CHiến dịch Desert One thất bại khiến Mỹ phải tiến hành cuộc cải cách mang quân sự mang tên Goldwater-Nichols vào cuối thập niên 80 ở thế kỷ trước.

(Theo NIO - 11/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm