| Hotline: 0983.970.780

Bóp méo thị trường

Thứ Năm 14/01/2010 , 15:02 (GMT+7)

Tại những tỉnh có chính sách trợ giá giống lúa lai, các đại lí bán giống đều khẳng định không thể nào bán được các loại giống lúa lai mà tỉnh đã trợ giá,...

Tại những tỉnh có chính sách trợ giá giống lúa lai, các đại lí bán giống đều khẳng định không thể nào bán được các loại giống lúa lai mà tỉnh đã trợ giá, nghĩa là không có thị trường lúa lai ở các tỉnh này.

>> Trợ giá cả giống chưa chính thức
>> Đằng sau chính sách trợ giá giống

Trợ giá giống thường cho đồng bào miền núi khó khăn và ít tiếp cận giống mới, nhưng bất thường gần đây các tỉnh ĐBSH đâu cũng đua nhau trợ giá, có tỉnh làm rất mạnh, coi đó là chính sách "Tam nông". Khảo sát thị trường của chúng tôi vào thời điểm nông dân ĐBSH bắt đầu mua giống chuẩn bị gieo cấy. Vậy mà, đi khắp các vùng nông thôn từ Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, các đại lí bán lúa giống vẫn trầm lắng một cách lạ thường. Hỏi nông dân, nông dân bảo “dù sát vụ nhưng nghe nói tỉnh có trợ giá giống lúa nên chúng tôi đợi”. Hỏi đại lí, đại lí cũng bảo, chưa bán được giống là vì nông dân đang chờ xem có trợ giá hay không. Cả đại lí và nông dân ở thời điểm này đang “nín thở” chờ trợ giá giống.

Tìm đến đại lí giống của bà Hà Thị Tám vào loại lớn nhất khu vực giáp ranh Phú Thọ - Vĩnh Phúc vẫn chỉ có thưa thớt nông dân vào mua giống. Phải đến lần thứ hai bà Tám mới tiếp chúng tôi, nhưng khuôn mặt rầu rĩ của bà thì vẫn nguyên vẹn như lần đầu. Bà Tám than: “Trước đây không có trợ giá của tỉnh thì chúng tôi còn bán được dăm bẩy tấn lúa lai. Nhưng khi có trợ giá là không bán được kg nào. Các Cty đưa giống lúa lai về đây lại phải chuyển đi nơi khác bán. Cho đến thời điểm này, ngay cả lúa thuần tôi cũng có dám nhập nhiều đâu. Nhìn chung là mình phải nghe ngóng xem tỉnh có trợ giá hay không đã. Nếu như tỉnh trợ giá cả lúa thuần, cả lúa lai thì coi như vụ này chẳng kiếm được gì, nhập nhiều giống về là lỗ. Mà không hiểu sao, vụ xuân này cho đến tận giờ vẫn chưa biết tỉnh có trợ giá giống hay không, làm mình cứ phải nín thở chờ”.

"Họ làm khép kín trong hệ thống công, mình làm bên ngoài thị trường thì không thể chen chân vào được. Hệ thống công thì khỏi phải nói, sân siu đủ thứ. Được cái dân cũng có lợi, tính ra thì giống rất đắt nhưng có Nhà nước trợ giá nên nông dân chỉ bỏ một phần thôi, dại gì không làm". (Bà Hà Thị Tám).

Bà Tám cho rằng khi lúa giống được trợ giá sẽ được các đơn vị của tỉnh đưa thẳng về các HTX, các xã nên không tạo ra thị trường. Thực ra việc trợ giá làm cho giá giống cao hơn ngoài thị trường rất nhiều, nhưng tính ra dân vẫn có lợi vì họ được trợ giá tới 50-60%. Nhìn chung trợ giá là độc quyền cho một vài nhà cung ứng. 

Tại một số tỉnh có chính sách trợ giá giống lúa lai như Bắc Giang, Hải Dương… thường thì quyết định của UBND tỉnh giao cho một Cty hoặc đơn vị của tỉnh chịu trách nhiệm cung ứng giống cho dân. Tuy nhiên, do sự kham hiếm lúa lai, do các Cty nhập lúa lai về “làm hàng”, hoặc do quan hệ thương mại của các đơn vị này kém nên đôi khi tỉnh muốn đưa giống lúa lai này vào nhưng các đơn vị cung ứng lại không đáp ứng được, họ trả lời là không có giống. Cuối cùng tỉnh phải lựa chọn loại giống theo đề xuất của các đơn vị cung ứng. Nghĩa là đơn vị cung ứng có nguồn giống nào thì đưa giống đó vào. Vì thế ở Hải Dương, Vĩnh Phúc mới xảy ra tình trạng giống lúa lai đưa vào cơ cấu trợ giá chưa phù hợp với điều kiện đồng đất và trình độ canh tác của từng vùng, dẫn đến thất thu, nông dân lãnh đủ. Đó là sự bóp méo sản xuất, bóp méo thị trường. 

Ông Trần Thanh Hải, GĐ Tung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc nêu quan điểm: Cái lí của những người làm kĩ thuật chúng tôi nó khác với các Cty cung ứng và đại lí bán giống. Mình hỗ trợ, là để giống mới, có năng suất cao vào sản xuất, giúp tăng năng suất, tuy nhiên, mình chỉ mồi một hai năm để đưa giống vào thôi chứ, khi dân đã thích, tự lựa chọn được giống rồi thì cứ thế giống nó vào. Và điều này làm chính các Cty cung ứng giống được hưởng lợi. Chứ năm nào cũng trợ giá là không ổn. Ngay cả khi được giao cho cung ứng giống trợ giá, chúng tôi xác định các loại giống không chắn ăn là nhất định không đưa vào, dù giống đó trong cơ cấu của tỉnh. 

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất