| Hotline: 0983.970.780

Bức tâm thư của bà chủ trang trại Đồng Quê

Thứ Ba 23/08/2016 , 09:22 (GMT+7)

Giữa thời buổi ăn uống cái gì cũng sợ thì bức tâm thư của bà chủ trang trại Đồng Quê, TS Ngô Kiều Oanh gợi mở về một kiểu nông nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường ngay ở Ba Vì và vùng phụ cận Hà Nội…

“Kính gửi: Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.

Kính thưa đồng chí, tôi được biết tại hội thảo nhận diện sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/5/2016 do đồng chí đồng chủ trì với Bộ KH-CN đã đề cập về việc Nhà nước cần xây dựng chính sách quốc gia về phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Hội nghị nhấn mạnh không phải vùng sinh thái nông nghiệp nào cũng thích hợp được để xây dựng NNHC, do vậy cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch để công bố các vùng NNHC của Việt Nam, đặc biệt cho thị trường tiêu thụ.

Sau nhiều năm nghiên cứu và tham gia trực tiếp, kết hợp tham khảo nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Tôi nhận thấy vùng phụ cận chân núi Ba Vì bao gồm chính ba huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất có đủ điều kiện để xây dựng thành vùng NNHC với một số sản phẩm chủ lực về chăn nuôi và trồng trọt, quản lý khép kín theo chuỗi giá trị gia tăng. Và nếu thành công thì đây sẽ là một mô hình thí điểm để tiếp tục xây dựng các vùng NNHC khác một cách bài bản và hệ thống.

Kính mong đồng chí Thứ trưởng bố trí thời gian để đi khảo sát thực địa và làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất tại địa bàn đang rất mong muốn và tự nguyện tham gia vào sự nghiệp có ích và đầy ý nghĩa nhân văn này…!”.

Dự thảo đề án xây dựng thí điểm vùng NNHC với một số sản phẩm chủ lực về chăn nuôi và trồng trọt, quản lý khép kín theo chuỗi giá trị gia tăng như sau: Địa điểm, vùng phụ cận chân núi Ba Vì (Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất). Chủ thể tham gia tự nguyện gồm các doanh nghiệp có trang trại (làm đầu tàu kéo) trong vùng đề án, các nông hộ được liên kết thành các tổ sản xuất hoặc hợp tác xã, các đơn vị nghiên cứu giống, chế biến, thương mại đóng tại vùng đề án. Tài chính: Các quỹ hỗ trợ hoặc ngân hàng phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, cổ phần/cổ đông, kêu gọi đầu tư/hợp tác.

dsc-4028100700208

 

Các sản phẩm chủ lực dự kiến: Trồng trọt gồm chè hữu cơ, thảo dược, rau màu hữu cơ, cây ăn quả (bưởi Diễn, dứa Suối Hai, thanh long ruột đỏ, chanh leo), măng tươi, nấm ăn. Chăn nuôi gồm sữa bò, sữa dê, đà điểu, thỏ, lợn rừng, gà vịt, trứng, cá nước ngọt, mật ong.

Hệ thống phân phối: Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của vùng và liên kết theo tiêu chí và chuẩn mưc organic theo mô hình chuỗi bằng nhiều phương pháp khác nhau, ưu tiên phục vụ thị trường Hà Nội và tiến tới việc phủ rộng khắp cả nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Các mục tiêu hỗ trợ từ cơ quan quản lý vĩ mô (Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN): Quy hoạch ,chính sách. Áp dụng KH-CN (Phân bón, xử lý đất đai, sâu bệnh hại bằng các chế phẩm sinh học và nguồn phân chuồng, phân xanh, các côn trùng có ích… từ tự nhiên). Giống. Chế biến sau thu hoạch (sơ chế, đóng gói…).

Quy trình canh tác của từng loại cây, con. Quy trình quản lý khép kín. Quảng bá, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng bộ tiêu chí (tiêu chuẩn) về NNHC có tính thực thi cao và dễ áp dụng cho mọi đối tượng, tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế.

Xây dựng chi tiết:

1. Sản phẩm chè hữu cơ – Doanh nghiệp: Nhà máy chè Đại Hưng, Ba Trại, Ba Vì (diện tích chè toàn vùng 1.200ha).

2. Sản phẩm dứa hữu cơ – Doanh nghiệp: Xí nghiệp dứa Suối Hai (diện tích 300ha).

3. Khoai lang tiến vua Đồng Thái – Doanh nghiệp: Hợp tác xã khoai lang Đồng Thái (diện tích 300ha, có thể phát triển lên 800 - 1.000ha).

4. Sản phẩm thảo dược làm thuốc nam – Doanh nghiệp: Hợp tác xã làm thuốc nam người Dao Ba Vì, có 80% dân số xã Ba Vì tham gia trồng và chế biến thuốc nam.

5. Rau gia vị, rau thảo dược – Doanh nghiệp: Công ty TNHH ATC Việt Nam (Trang trại đồng quê Ba Vì).

6. Về chăn nuôi – Hợp tác xã Cổ Đông, Sơn Tây với 300 trang trại chăn nuôi và các trung tâm nghiên cứu của Bộ NN-PTNT: Dê, cừu, thỏ , đà điểu, bò thịt, bò sữa, gà …

7. Về trồng trọt, chăn nuôi (rau hữu cơ, lợn sạch) – Công ty Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.