| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát dịch lở mồm long móng ở Ba Vì, thú y ở đâu?

Thứ Tư 26/12/2018 , 08:45 (GMT+7)

Như NNVN đã phản ánh, trong lần kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch bệnh tại huyện Ba Vì (Hà Nội) mới đây, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông tỏ ra bất ngờ khi người dân không nắm được chính sách hỗ trợ vacxin và hỗ trợ tiêu hủy lợn chết vì nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM) của TP Hà Nội.

10 năm nuôi lợn nái, không được hỗ trợ vacxin

Trao đổi với một cán bộ thú y xã trên địa bàn huyện Ba Vì, PV NNVN được biết, khoảng 6 - 7 năm nay, hàng năm TP Hà Nội đều cấp hỗ trợ vacxin LMLM để tiêm phòng cho tất cả đàn lợn nái, lợn đực, trâu, bò. Số vacxin này được phân bổ làm hai đợt trong năm.


Video này chứa đựng những hình ảnh có thể khiến độc giả sợ hãi được Phóng viên Báo NNVN ghi lại vào lúc 14 giờ chiều Chủ nhật (23/12/2018) dọc tuyến đường vào thôn Hiệu Lực, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

Riêng trong năm 2018, Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp cho các địa phương hơn 100 nghìn liều vacxin LMLM để tiêm phòng và cấp hơn 200 nghìn lít hoá chất để thực hiện về sinh, phun thuốc sát trùng. Thậm chí, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y còn nói: “Hiện nay đàn lợn nái và đực giống rất an toàn”.

Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra của Cục Thú y đến nhà bà Hồ Thị Bảy (thôn Hiệu Lực, xã Tản Lĩnh) để thăm hỏi, chị Nguyễn Thị Chung (con bà Bảy), khẳng định: Hơn 10 năm qua, gia đình luôn duy trì đàn lợn nái với số lượng từ 10 - 20 con, nhưng chưa một lần được hỗ trợ vacxin. Khoảng hơn một tháng trước, 9 con lợn nái đang chửa của gia đình bà Bảy đã bị mắc bệnh LMLM. Hai đàn lợn thương phẩm cũng bị nhiễm, 7 con đã chết và 2 con may mắn sống sót. Nhiều hộ chăn nuôi có lợn nái khác ở địa phương cũng không được hỗ trợ vacxin. Ví dụ như gia đình nhà ông Bắc ở cùng xóm. Hiện nhà ông Bắc cũng có nhiều lợn bị nhiễm bệnh LMLM, nếu mọi người sang thì sẽ thấy chúng đang nằm la liệt.

14-08-39_thuy-1
Chị Chung cho biết, cán bộ thú y chưa quyết liệt phòng, chống dịch LMLM

Chị Chung cho biết, đàn lợn nhà mình bị mắc bệnh sau các hộ dân khác trong thôn. Chuyện về dịch LMLM đã râm ran khắp xóm làng, thậm chí đàn lợn của ông Tuấn - cán bộ thú y thôn Hiệu Lực cũng có lợn bị mắc bệnh LMLM. Thế nhưng, suốt từ thời gian đó đến nay, không có bất cứ cán bộ nào đến nắm bắt tình hình và hướng dẫn bà con cách phòng, chống bệnh.

“Thông tin về dịch LMLM cháu chưa được nghe, nhưng anh Tuấn bảo có tuyên truyền trên loa phát thanh rồi. Chỉ có một lần anh Tuấn thông báo người dân ra nhận thuốc sát trùng. Nhưng ra đến nơi thì chỉ có 10 chai thuốc sát trùng, không đủ để chia nhau, vì mỗi nhà chỉ được khoảng 200ml (số thuốc đó đủ để hòa một bình phun) trong khi mỗi hộ có diện diện tích chăn nuôi rất lớn”, chị Chung nói.
 

Cán bộ thú y có thái độ không chuẩn mực?

Cũng theo chị Chung, dịch LMLM đã âm ỉ ở đây thời gian khá dài, xác lợn chết vứt la liệt ở dọc đường dẫn vào thôn Hiệu Lực, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên rất khó chịu. Thế nhưng, từ đó đến nay chẳng có cán bộ thú y nào đến lấy mẫu bệnh phẩm xem chủng virus LMLM ở địa phương là tuyp gì để mua đúng vacxin phòng, chống. Người dân thấy lợn mắc bệnh thì tự mua vacxin về, tự biên tự diễn, chữa theo kiểu mù thông tin.

Khi được hỏi vì sao có lợn chết người dân không khai báo chính quyền, thú y thôn, xã mà tự đem đi tiêu hủy? Chị Chung kể lại câu chuyện diễn ra cách đây 10 năm, nhà ông Nguyễn Bá Chỉ - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, trong xóm có đàn vịt bị nhiễm dịch bệnh, ông ấy báo lên thú y thôn để xin được hỗ trợ tiêu hủy nhưng cán bộ thú y không đến. Ông Chỉ đành tự tiêu hủy và sau đó chẳng ai hỗ trợ tiền. Từ đó, khi có vật nuôi chết, người dân không báo cho thú y nữa.

14-08-39_thuy-3
Xác lợn chết được vứt la liệt dọc đường dẫn vào thôn Hiệu Lực, xã Tản Lĩnh

- Vậy nếu biết mỗi con lợn bị chết hoặc bị mắc bệnh phải tiêu hủy thì người dân sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg, gia đình chị có khai báo chính quyền không? - Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y hỏi chị Chung.

- Cháu nói thật là dân quê cháu cũng có nghe nói thành phố có chính sách hỗ trợ, nhưng chẳng ai biết cụ thể được hỗ trợ bao nhiêu tiền. Nếu mà được hỗ trợ 38.000 đồng/kg thì đương nhiên là cháu sẽ khai báo để nhận hỗ trợ. Vậy nên, nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân khi xảy ra dịch bệnh thì phải tuyên truyền rộng rãi cho mọi người được biết, chị Chung nói.

- Vậy có ý kiến nói rằng khi cán bộ thú y xuống kiểm tra nhưng chị không hợp tác?

- Đúng là như thế. Hôm qua có một đoàn cán bộ thú y xuống đây. Bác trưởng trạm thú y huyện thì nói những câu rất chia sẻ với người dân nên cháu hợp tác ngay lập tức. Nhưng khi cháu hỏi: “Chẳng hiểu tại sao lợn của người dân bị bệnh tràn lan như vậy nhưng ở trên thú y không có hỗ trợ bất cứ cái gì, không có thuốc men gì hết?”, thì có một chị trong đoàn nói câu rất khó nghe: “Cái lúc mà dân được lãi thì có gọi đến nhà nước không? Nhà nước không phải đến hầu dân”.

Cháu bực quá nên nói với chị ấy là: Nước muốn giầu thì dân phải mạnh, nếu chị hỏi tôi như thế thì tôi trả lời chị kiểu gì? Mà chị xuống đây để làm gì, thôi tốt nhất là chị đi về”. Từ lúc lợn nhà cháu bị bệnh đến nay chẳng có một ai đến hỗ trợ cái gì, mà cán bộ thú y xuống để chia sẻ với người dân chứ không phải mang tính chất hoạnh họe.

Câu chuyện lơ là phòng chống dịch bệnh ở huyện Ba Vì là lời cảnh tỉnh đối với ngành thú y các địa phương có ổ dịch LMLM. Hi vọng rằng, đây không phải là tình trạng phổ biến đối với hệ thống thú y tại các thôn, xã.

 

Xem thêm
Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm