| Hotline: 0983.970.780

Vận dụng công nghệ giải bài toán dịch bệnh

Bứt tốc chăn nuôi công nghệ cao

Thứ Tư 14/08/2024 , 06:00 (GMT+7)

BÌNH DƯƠNG Phú Giáo là một trong những địa phương phát triển khá nhanh về mô hình chăn nuôi trang trại ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phú Giáo là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi từ mô hình nuôi heo truyền thống sang sản xuất theo mô hình trại lạnh khép kín. Ảnh: Trần Trung.

Phú Giáo là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi từ mô hình nuôi heo truyền thống sang sản xuất theo mô hình trại lạnh khép kín. Ảnh: Trần Trung.

Hiệu quả an toàn dịch bệnh

Là một trong những địa phương hiếm hoi của tỉnh Bình Dương có tỷ trọng nông nghiệp cao, Phú Giáo xác định phát triển chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Những năm gần đây, người chăn nuôi địa phương đã tích cực chuyển hướng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tọa lạc tại xã Phước Sang, HTX chăn nuôi và dịch vụ Phú Giáo là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi từ mô hình nuôi heo truyền thống sang sản xuất theo mô hình trại lạnh khép kín.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX chăn nuôi và dịch vụ Phú Giáo cho biết,  HTX hiện có quy mô hơn 12.000 con lợn nái, 20.000 con lợn thịt, tất cả các thành viên mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP.

Bên cạnh xây dựng các hầm biogas, bể lắng và ao để lọc chất thải, HTX còn thực hiện các khâu tiêu độc khử trùng để bảo đảm khu vực nuôi sạch sẽ. Theo đó, các thành viên tổ chức rải vôi bột với lượng phù hợp xung quanh chuồng trại, lối ra vào để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra.

Việc tổ chức vệ sinh chuồng trại được thực hiện đều đặn, hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào, nếu có vào thì phải thực hiện đúng theo quy định là thay đồ, phun thuốc sát trùng lên các dụng cụ, phương tiện.

Song song đó, HTX chú trọng công tác chăm sóc, tăng cường sức đề kháng của lợn bằng việc bổ sung thêm vitamin C và các chất điện giải vào thức ăn, tăng chất dinh dưỡng, duy trì chặt chẽ việc tiêm phòng tất cả các mũi vacxin theo quy định.

“Dịch bệnh có thể ập đến bất cứ lúc nào nếu không chăn nuôi khoa học, chỉ cần một, hai con mắc bệnh cũng có khả năng mất trắng cả đàn. Do làm tốt công tác an toàn dịch, HTX có thể vững tin vượt qua dịch bệnh, điển hình như đợt dịch tả lợn châu Phi diễn ra năm 2019”, ông Nguyễn Phi Long chia sẻ.

Tiêu trùng khử khuẩn chuồng lợn nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: Trần Trung.

Tiêu trùng khử khuẩn chuồng lợn nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: Trần Trung.

Nở rộ công nghệ cao

Không riêng gì HTX chăn nuôi và dịch vụ Phú Giáo, đa phần các trang trại chăn nuôi tại huyện Phú Giáo đều ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao và quá trình sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ cao giúp giảm bớt sức lực, thời gian cho người lao động, nâng cao độ chính xác, tốc độ làm việc và tối ưu chi phí, hạn chế dịch bệnh, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường một cách triệt để.

Theo Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Phú Giáo, toàn huyện hiện có 157 trại ứng dụng công nghệ cao, nuôi gia công cho các công ty, như: CP, Emivest, CJ, Japfa… Điển hình trại lạnh heo nái với diện tích 7ha ở ấp 7, xã An Linh của ông Nguyễn Văn Trại với tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng, cho doanh thu trên 150 triệu đồng/tháng, trại lạnh chăn nuôi gia cầm với diện tích 5.000m2 tại xã Tam Lập của ông Phạm Xuân Tường, với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng, cho doanh thu trên 100 triệu đồng/lứa nuôi…

Theo Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Phú Giáo, toàn huyện hiện có 157 trại ứng dụng công nghệ cao, nuôi gia công cho các công ty lớn. Ảnh: Trần Trung.

Theo Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Phú Giáo, toàn huyện hiện có 157 trại ứng dụng công nghệ cao, nuôi gia công cho các công ty lớn. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Bà Trung, Phó Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Giáo cho biết thêm, nếu 10 năm trước số trang trại công nghệ cao của huyện chỉ đếm trên đầu ngón tay nay trang trại chăn nuôi theo hướng công nghệ cao tại bất cứ nơi đâu. Nhờ vậy, huyện đã được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng, dịch tả heo của Cục Thú y; được cấp chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Newcastle trên gia cầm.

“Có thể khẳng định, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là giải pháp giải quyết bài toán về nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất an toàn, bền vững hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân”, ông Nguyễn Bà Trung nhấn mạnh.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 6] Lối đi nào cho chăn nuôi nông hộ?

Lựa chọn khôn ngoan của các nông hộ nhỏ là xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ, gắn với các giống bản địa, đặc sản để khai thác thị trường ngách.

Người trồng khoai tây đạt năng suất cao nhất huyện Đơn Dương

LÂM ĐỒNG Anh Trần Tấn Đức - Tổ trưởng Tổ hợp tác Khoai tây quê hương là người duy nhất ở huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) trồng khoai tây đạt năng suất 52 tấn/ha.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.

Bàn giao cây di sản cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Hoạt động nằm trong Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh', được tổ chức trong ngày 28/3, với nhiều sự kiện như trồng cây, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày hiện vật...