| Hotline: 0983.970.780

Cá leo dễ nuôi, dễ bán

Thứ Sáu 31/12/2021 , 15:33 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Cá leo là loài cá da trơn, thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường, nuôi cho giá trị cao.

Nhằm chuyển giao các đối tượng thủy sản nước ngọt mới có giá trị kinh tế cao, trong 3 năm trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã chuyển giao, xây dựng các mô hình điểm nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh, cụ thể tại huyện Vĩnh Linh (năm 2019) huyện Cam Lộ (năm 2020) và huyện Gio Linh (năm 2021).

Từ những mô hình này đã có tính lan tỏa lớn, được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh tham quan học hỏi, nhân rộng. 

Mô hình nuôi cá leo của ông Lê Văn Khánh ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Ảnh: PVT.

Mô hình nuôi cá leo của ông Lê Văn Khánh ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Ảnh: PVT.

Ở các điểm triển khai mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao, mỗi mô hình có diện tích 0,2ha mặt nước, với 4 ngàn con cá giống, kích cỡ giống thả từ 10 - 12cm, mật độ thả 2 con/m2. Mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao kèm theo phụ phẩm nông nghiệp, cá tạp. Tham gia mô hình, các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 50% chi phí mua con giống và thức ăn.

Tại mô hình nuôi cá leo của ông Lê Văn Khánh ở thôn Thủy Khê, xã Gio Mỹ (huyện Gio Linh), sau 7 tháng thả nuôi, cá leo đạt kích cỡ bình quân 0,9 kg/con, tỉ lệ sống đạt 60%, năng suất đạt gần 11 tấn/ha. Với giá bán 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của mô hình mang lại trên 31 triệu đồng, tương đương 150 đến 160 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Khánh cho biết, dù mới nuôi lần đầu nhưng cá có khả năng thích ứng tốt với nguồn nước và sinh thái nơi đây. Quá trình nuôi cá không nhiễm dịch bệnh, ít công chăm sóc và có giá trị kinh tế cao hơn các loại cá trước đó mà gia đình ông đã nuôi. Đây cũng là nơi để các hộ dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm, có thêm hướng đi mới.

Anh Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên Mỹ, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) cho biết, anh được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh vào năm 2019 để triển khai mô hình nuôi cá leo trong ao. Qua quá trình nuôi, anh Tuấn thấy hiệu quả nên hiện nay anh vẫn tiếp tục duy trì, nhân rộng và hướng dẫn cho các hộ dân trong vùng cách nuôi khi họ có nhu cầu đến tham quan, học hỏi.

Nông dân đế tham quan thọc tập kinh nghiệp mô hình nuôi cá leo tạ xã Cam Thủy huyện Cam Lộ. Ảnh: PVT.

Nông dân đế tham quan thọc tập kinh nghiệp mô hình nuôi cá leo tạ xã Cam Thủy huyện Cam Lộ. Ảnh: PVT.

Anh Tuấn cho biết, cá leo là đối tượng nuôi phù hợp, có những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, thời gian tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh và bà con nông dân mạnh dạn đầu tư, phát triển mở rộng.

Đặc biệt với những hộ có điều kiện đầu tư, nuôi theo hình thức công nghiệp thì đây là đối tượng rất thích hợp giúp người nuôi phát triển. Ông Trần Đình Xảo ở thôn Thủy Khê, Gio Mỹ (Gio Linh) cho biết: Sau khi biết về mô hình nuôi cá leo qua đài báo, ông đã tham quan, học tập những người đi trước, mạnh đầu tư nuôi 2 ngàn con cá leo nhằm chuyển đổi dần các loại cá thường nuôi trước đây như cá trắm, mè, rô phi. Qua nuôi thử nghiệm, cá phát triển nhanh, phù hợp với môi trường sống, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cá khác, gia đình ông có lợi nhuận gần 15 triệu đồng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị: Đặc điểm cá leo là loài cá da trơn, thường sống trên các sông nước ngọt hoặc nước lợ, khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường, có những ưu điểm vượt trội so với các loại cá khác về chất lượng và hiệu quả kinh tế, có thể nuôi trong ao hồ, lồng bè. Về thức ăn cho cá, ngoài thức ăn công nghiệp, có thể mua thêm cá tạp về xay nhuyễn trộn với bột ngô, bột vỏ lạc mịn, phụ phẩm trong nông nghiệp để cho cá ăn.

Nông dân thu hoạch cá leo. Ảnh: PVT.

Nông dân thu hoạch cá leo. Ảnh: PVT.

Ông Lê Quang Vinh, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Cam Lộ cho biết, ngành nông nghiệp huyện đánh giá cao mô hình nuôi cá leo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại huyện. Từ các mô hình đã triển khai, hiện trên địa bàn huyện đã có một số hộ nhân rộng mô hình và cho hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới, Phòng NN-PTNT huyện sẽ phối hợp với các hội đoàn thể, các địa phương khảo sát các vùng nuôi thủy sản tiềm năng để phối hợp tuyên truyền vận động, cũng như có những chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt có giá trị, đề xuất chính sách hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu nuôi cá leo.

Ông Phan Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết thời gian đến, Trung tâm sẽ liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân trong việc chọn mua nguồn giống cá leo ở những nơi tin cậy, đồng thời tuyên truyền, nhân rộng mô hình nhằm giúp người dân có thêm đối tượng nuôi mới...

Xem thêm
Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.