| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau xây dựng chuỗi liên kết phát triển tôm hữu cơ

Thứ Ba 28/09/2021 , 09:59 (GMT+7)

Cà Mau có tiềm năng nuôi tôm hữu cơ, với mô hình tôm lúa, tôm rừng và tôm quảng canh đang được triển khai tại một số vùng trọng điểm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (bên trái), cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau thăm mô hình Hội quán tôm rừng Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (bên trái), cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau thăm mô hình Hội quán tôm rừng Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, phần lớn diện tích đất của tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm. Với trên 300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có trên 280.000 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng tôm năm 2020 đạt 220 nghìn tấn.

Tiềm năng để nuôi tôm hữu cơ của tỉnh Cà Mau, với mô hình tôm lúa, tôm rừng và tôm quảng canh đang được tỉnh triển khai tại một số vùng trọng điểm. Tiêu biểu là mô hình lúa tôm hiện đang duy trì được sản lượng lúa và tôm đóng góp rất lớn vào thu nhập của nông dân. Quan trọng nhất là sản phẩm đầu ra hạt lúa, con tôm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình chia sẻ: Mô hình tôm lúa phát triển rất bền vững. Đặc biệt phù hợp với địa bàn huyện Thới Bình không giáp biển. Hằng năm tận dụng vào mùa mưa nông dân sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, mùa nắng thì nuôi tôm sú để nuôi luân phiên 2 đến 3 vụ. Những mô hình này thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Lê Văn Sử (kéo chài) khảo sát mô hình lúa tôm tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Lê Văn Sử (kéo chài) khảo sát mô hình lúa tôm tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau hiện có kế hoạch hỗ trợ các chuỗi để mô hình lúa tôm phát triển. Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Thời gian qua, tình hình nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng như: Ao trải bạt theo quy trình Biofloc, Semi-Biofloc, quy trình công nghệ nuôi hai giai đoạn, ba giai đoạn, quy trình nuôi tuần hoàn nước khép kín góp phần tăng năng suất và sản lượng, cải thiện đời sống của người dân.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm Cà Mau vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra thường xuyên, môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, hạn hán xâm nhập mặn xảy ra, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết: Phía đơn vị đã cũng đã đề xuất với UBND tỉnh Cà Mau xem xét cho Tập đoàn Minh Phú thuê đơn vị tư vấn để quy hoạch lại toàn bộ ngành tôm. Đầu tiên thì Tập đoàn Minh Phú chỉ muốn quy hoạch vùng tôm – lúa. Nhưng nếu chỉ quy hoạch tôm – lúa thì tổng thể ngành tôm của Cà Mau cũng là bài toán khó.

Tỉnh Cà Mau có 4 mô hình nuôi tôm là: Tôm rừng, tôm quảng canh, tôm lúa và mô hình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau có 4 mô hình nuôi tôm là: Tôm rừng, tôm quảng canh, tôm lúa và mô hình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Quang, thì hiện nay tỉnh Cà Mau có 4 mô hình nuôi tôm là: Tôm rừng, tôm quảng canh, tôm lúa và mô hình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh. Tỉnh Cà Mau cần có quy hoạch tổng thể cho ngành tôm thì sản xuất cạnh tranh sẽ tốt hơn, bền vững hơn.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN-PTNT, đánh giá: Đối với Cà Mau rất lợi thế về mô hình nuôi tôm hữu cơ. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, các chế phẩm vi sinh để tạo độ dinh dưỡng và tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Đặc biệt một số mô hình hiện nay có thể là sử dụng nguồn dinh dưỡng trong ruộng và bổ sung thêm thức ăn tự nhiên để tăng năng suất chất lượng sản phẩm tôm hữu cơ, bảo vệ được môi trường.

Tỉnh Cà Mau cũng đang có diện tích tôm lúa khá lớn, đây là mô hình bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thuận thiên. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau cũng đang có diện tích tôm lúa khá lớn, đây là mô hình bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thuận thiên. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau cũng đang có diện tích tôm lúa khá lớn, đây là mô hình bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thuận thiên. Đồng thời, có giá thành đầu tư thấp, lại có lợi thế cạnh tranh tốt hơn những mô hình nuôi tôm khác hiện nay. Vì vậy, mô hình tôm lúa cần được quy hoạch và đầu tư đúng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau khoảng 1 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Diện tích nuôi tôm của Cà Mau chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực ĐBSCL và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước. Sản lượng tôm nuôi chiếm 29% sản lượng tôm ĐBSCL và chiếm 22% sản lượng tôm của cả nước.

Xem thêm
Nhập cherry hữu cơ New Zealand phục vụ thị trường Tết

TP.HCM Ngày 9/1, tại Lãnh sự quán New Zealand tại TP.HCM diễn ra lễ ký kết MOU giữa Klever Fruit và RD8 về việc phát triển cherry hữu cơ New Zealand tại Việt Nam.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Agribank Bến Tre đồng hành cùng Lễ hội hoa kiểng Chợ Lách

Bến Tre Lễ hội hoa kiểng Chợ Lách được tổ chức từ ngày 8/1 - 12/1/2025 với chủ đề 'Sắc màu Chợ Lách', Agribank Bến Tre vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.