| Hotline: 0983.970.780

Cà rốt Hải Dương: Cơ hội vẫn mở

Thứ Bảy 12/10/2019 , 18:42 (GMT+7)

Phải cạnh tranh với cà rốt Trung Quốc cả ở thị trường trong và ngoài nước, tuy nhiên, cà rốt Hải Dương vẫn có những triển vọng nhất định nếu tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng lượng tốt hơn nữa.

Với diện tích trên 350 ha, Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) là địa phương có truyền thống sản xuất cà rốt từ lâu của tỉnh Hải Dương. Không chỉ hướng đến thị trường trong nước, thương hiệu cà rốt Đức Chính những năm qua đã được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông...

Các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá: Cà rốt Hải Dương (nhất là vựa cà rốt Đức Chính, Cẩm Giàng) luôn có chất lượng tốt hơn so với cà rốt Trung Quốc.

Đến thời điểm này, vùng cà rốt Đức Chính đã cơ bản hoàn thành việc xuống giống cá rốt vụ đông. Do đầu vụ đông đến nay, thời tiết ấm, không có mưa lớn nên theo nông dân dự báo, cà rốt vụ đông năm 2019 có thể sẽ tiếp tục thắng lợi. Đây cũng là mối lo cho khâu tiêu thụ, tránh lặp lại tình trạng rớt giá như vụ đông năm 2018.

Bà Trần Thị Luyên (thôn An Phú, xã Đức Chính), hộ dân có 3ha cà rốt, đồng thời cũng là chủ cơ sở thu mua cà rốt tại địa phương để xuất khẩu sang nhiều thị trường trong và ngoài nước cho biết: Vụ đông năm 2018, ngoài tiêu thụ trong nước tại các tỉnh phía Nam, cơ sở của gia đình xuất khẩu khoảng gần 400 tấn cà rốt sang Hàn Quốc và khoảng 300 tấn sang Malaysia.

Về thị trường xuất khẩu, bà Luyên đánh giá: Các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ngoài kiểm soát chặt về thủ tục kiểm dịch thực vật, kiểm soát dư lượng hóa chất, còn yêu cầu ngày càng cao về chiều dài củ cà rốt và độ đỏ đầu củ.

Theo đó, đầu củ cà rốt phải tuyệt đối không bị màu xanh. Bên cạnh đó, độ đồng đều phải rất cao. Đây đang là điều mà cà rốt của Hải Dương thua xa so với cà rốt Trung Quốc tại cùng các thị trường xuất khẩu, mà nguyên nhân ngoài việc sản xuất manh mún, còn do thu hoạch không cùng lúc, hộ thu non, hộ lại thu già...

Đến thời điểm này, nông dân xã Đức Chính đã hoàn thành việc xuống giống cà rốt vụ đông 2019 - 2020.

Ông Trần Văn Hoằng (thôn An Phú, xã Đức Chính), một chủ cơ sở thu mua, xuất khẩu cà rốt khác đánh giá thêm: cà rốt Trung Quốc có ưu điểm là mẫu mã đẹp, củ to, đồng đều, bảo quản được lâu. Tuy nhiên, cà rốt sản xuất vụ đông ở các tỉnh phía Bắc nói chung, đặc biệt là ở Đức Chính tuy hình thức không đẹp bằng, nhưng lại có chất lượng tốt hơn, với hương thơm và vị ngọt tự nhiên.

Ba thị trường tiềm năng nhất của cà rốt Đức Chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Trong năm 2018, có rất nhiều Cty của Việt Nam, Trung Quốc, thậm chí các Cty nước ngoài khác  đã về địa phương thu mua cà rốt để xuất khẩu đi các thị trường quốc tế. Mỗi lần xuất khẩu đều duy trì số lượng từ 7 đến 10 xe container.

Cũng theo ông Trần Văn Hoằng, trong vụ đông năm 2018, thương hiệu cà rốt Đức Chính được thị trường quốc tế đánh giá có chất lượng tốt. Thậm chí thị trường Nhật Bản chỉ nhập khẩu cà rốt từ Việt Nam mà không sử dụng cà rốt từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mặc dù giá thu mua cà rốt năm 2018 có giảm hơn so với các năm trước đó, tuy nhiên nhìn chung vẫn duy trì được ở mức đảm bảo cho cả người nông dân cũng như các đơn vị thu mua, xuất khẩu có lãi.

“Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều chương trình xúc tiến thương mại cũng như các hội nghị giao thương, chuyển giao công nghệ. Kết quả là trong 2 năm trở lại đây, số lượng cà rốt xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đã tăng từ 2-3 lần so với những năm trước”, ông Hoằng cho biết.

Cà rốt Hải Dương vẫn có cửa cạnh tranh với cà rốt Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu nếu cải thiện hơn nữa mẫu mã, độ đồng đều sản phẩm.

Đồng tình với những đánh giá này, ông Tăng Xuân Trường, Giám đốc Cty TNHH MVT Hưng Việt (huyện Gia Lộc, Hải Dương), doanh nghiệp chuyên XK rau các loại, trong đó lượng lớn cà rốt nhận xét: cà rốt Hải Dương có điểm hạn chế nhất là tỉ lệ củ đạt yêu cầu để XK còn rất thấp.

Tuy nhiên lại là loại cà rốt củ nhỏ, chất lượng tốt, giòn, thơm, ngọt nên vẫn có lợi thế XK ở nhiều thị trường như Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đặc biệt tại thị trường Hàn Quốc.

Hiện cà rốt Trung Quốc XK sang thị trường Hàn Quốc phải chịu thuế suất 30%, trong khi cà rốt của Việt Nam XK sang thị trường này có thuế suất bằng 0% nên triển vọng XK thời gian qua tới sẽ rất sáng.

Vấn đề làm sao để khai thác được lợi thế vụ đông ở phía Bắc, giảm giá thành SX cho cây rau vụ đông nói chung vẫn là bài toán khó. Bởi hiện nay, mặc dù đất đai ở phía Bắc bỏ hoang rất lớn trong vụ đông, nhưng lại không thể tích tụ thành diện tích đủ lớn, liền vùng để đưa cơ giới hóa vào SX.

Do vậy, đơn cử như với cà rốt, mẫu mã sản phẩm rất không đồng đều, chi phí SX bị đội lên, giảm khả năng cạnh tranh...

Theo các doanh nghiệp có kinh nghiệm XK, điểm yếu hiện nay, đó là cà rốt Hải Dương mặc dù đã XK được sang nhiều thị trường, nhưng đại đa số vẫn là do các DN nước ngoài mua lại, rồi đóng gói, lấy thương hiệu của họ để XK sang nước thứ 3, chứ bản thân các DN của Việt Nam chưa mở C.O để XK trực tiếp. Một số DN dù đã XK trực tiếp được sang Hàn Quốc, nhưng tỉ lệ củ đạt yêu cầu để XK lại quá thấp, chỉ đạt 40-50%, còn lại phải loại ra để tiêu thụ qua kênh khác.

Vì vậy, nhất định phải liên kết SX giữa người trồng và các DN thua mua, chế biến và XK, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và bền vững, tình trạng cà rốt năm nay được giá, năm sau rớt giá.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm