| Hotline: 0983.970.780

Các chuyên gia đóng góp ý kiến nâng cấp sản phẩm OCOP

Chủ Nhật 09/01/2022 , 14:37 (GMT+7)

Vĩnh Long Hội thảo 'Sản phẩm OCOP và Phát triển ngành hàng Lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới', thu hút nhiều ý kiến về chính sách phát triển sản phẩm OCOP.

Trong khuôn khổ Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V – Vĩnh Long 2021 được diễn ra từ ngày 7-10/1/2022, đã diễn ra Hội thảo “Sản phẩm OCOP và Phát triển ngành hàng Lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới”.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long tham quan các quầy hàng trưng bày sản phẩm lúa gạo, vật tư nông nghiệp tại Festival láu gạo Việt nam lần thứ V. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long tham quan các quầy hàng trưng bày sản phẩm lúa gạo, vật tư nông nghiệp tại Festival láu gạo Việt nam lần thứ V. Ảnh: Minh Đảm.

Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của Việt nam. Cả nước có hơn 3,6 triệu ha đất trồng lúa. Sản lượng hàng năm từ 44 - 45 triệu tấn lúa. Trong đó, xuất khẩu khoảng 6,5-7 triệu tấn gạo. Có thể nói, lúa gạo là ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD (chiếm khoảng 7,5% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Lúa gạo vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của khoảng 8 triệu nông hộ cả nước, đảm bảo an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế ở nông thôn.

Ông Nguyễn Khắc Toàn, Uỷ viên thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Thực tiễn qua hơn 3 năm triển khai chương trình OCOP cho thấy, lúa gạo đang được đầu tư và hỗ trợ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cải tiến bao bì mẫu mã. Từ đó, nâng cao được giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, từ khi gạo ST25 được công nhận gạo ngon nhất thế giới trong hội thi năm 2019.

Hội thảo lần này có sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia và nông dân các tỉnh ĐBSCL đã thảo luận xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng lúa gạo. Từ thực tiễn, các diễn giả, nhà khoa học đã có những kiến nghị các chủ trương với Đảng, Nhà nước về các chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo. Đặc biệt là tại ĐBSCL nơi có trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Toàn, tại hội thảo đã có 17 ý kiến đóng góp của các diễn giả trong phiên thảo luận chuyên đề về các chính sách phát triển sản phẩm OCOP và ngành hàng lúa gạo Việt Nam cũng như giải pháp nâng cao chất lượng nông sản, nâng cấp sản phẩm OCOP từ 3 sao, 4 sao. Những băn khoăn thắc mắc của nông dân đã được các chuyên gia, nhà quản lý giải đáp, định hướng, dẫn dắt. Đây được coi là những chỉ dẫn cần thiết quan trọng để cán bộ, hội viên nông dân chủ động tích cực tham gia vào chương trình OCOP trong thời gian tới.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.