| Hotline: 0983.970.780

Các DN chế biến sắn khô: Hàng “núi sắn” kẹt trong kho

Thứ Ba 24/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Các DN chế biến sắn cũng đang lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi những “núi sắn” từ vụ trước vẫn ùn lại không bán được.

"Núi" sắn trong kho của Cty Trung Hòa
Không chỉ người trồng sắn kêu, mà các DN chế biến sắn cũng lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi những “núi sắn” từ vụ trước vẫn ùn lại không bán được.

>> Việt Nam thừa trên 130 nghìn hecta sắn
>> Bình Định: Nông dân khắp nơi... khóc sắn!
>> Đồng Nai: Cây sắn cũng ''chết đứng''
>> Yên Bái tìm cách cứu cây sắn
>> Thê thảm cây sắn
>> ''Núi'' sắn khô vẫn ứ ở Chi Ma

 Khu vực ven QL 6 qua xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) được xem là thủ phủ hàng nông sản lớn nhất miền Bắc. Thời điểm này mọi năm xã Phú Nghĩa nườm nượp dòng xe tải chở sắn từ Thanh Hóa, Nghệ An đổ ra, từ Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ tuồn về. Ấy thế mà năm nay đã gần hết vụ sắn vẫn vắng bóng tư thương. Các DN và cơ sở chế biến sắn khô đóng cửa đi chơi hoặc đi đòi nợ.

Tấp vào một DN ven QL 6 có chiếc xe tải đang bốc sắn, anh Nguyễn Duy Thịnh - GĐ DN thu mua nông sản Thịnh Vượng cho biết từ đầu vụ sắn tới nay đây mới là chuyến hàng thứ 5 anh xuất được qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn theo đường tiểu ngạch. Cuối năm 2008, anh Thịnh cùng nhiều chủ hàng đã bị “dính” một chuyến ở cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn) vì sắn bị phía Trung Quốc ách lại. Anh Thịnh ước tính, với gần 60 DN lớn và hàng chục cơ sở chế biến sắn khô nhỏ lẻ, riêng khu vực Phú Nghĩa (Chương Mỹ) mỗi vụ có khả năng tiêu thụ trên 1 triệu tấn sắn khô.

DN chế biến "bội thực"

Năm 2008, ít nhất 40% đầu nậu thu mua nông sản ở khu vực Hà Tây (cũ) phá sản. Trong khi diện tích sắn năm nay tại Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái...đã tăng gấp rưỡi. Như thế một nửa cơ sở chế biến sắn còn sống sót sẽ “bội thực” vì phải gánh quá nhiều sắn tươi.

75 – 80% lượng sắn khô này là xuất sang Trung Quốc. So với năm ngoái, đến thời điểm này lượng xe chở sắn kéo lên các cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, Bảo Lâm…(Lạng Sơn) chỉ bằng 1/3. Hiện tại, giá sắn lát khô bán tại cửa khẩu cho các chủ hàng phía Trung Quốc vẫn chỉ ở mức 1.700đ/kg – bằng nửa giá năm ngoái, nhưng lượng người bán và người mua đều giảm nên thị trường rất eo sèo. Vì vậy đa số các DN chế biến lớn và trường vốn ở Xuân Mai, Chương Mỹ, Hoài Đức hiện nay vẫn om hàng chờ giá lên.

Chúng tôi vào Cty Kinh doanh nông sản Trung Hòa (xã Phú Nghĩa) – một trong những DN chế biến sắn khô lớn nhất Hà Nội thấy choáng ngợp vì “núi sắn” hơn 5.000 tấn vẫn ghim lại từ đầu vụ. Ông Đỗ Duy Bắc – GĐ Cty Trung Hòa không ngần ngại tiết lộ, vụ sắn năm nay Cty dự kiến mua vào 40 nghìn tấn nhưng hiện tại mới dám mua 10 nghìn tấn, mặc dù vụ thu hoạch sắn đã kết thúc. Các bạn hàng phía Trung Quốc lẫn các NM TĂCN không thấy gọi đặt hàng.

Ông Bắc phán đoán, ước tính lượng sắn thu mua từ đầu vụ thì có thể đoán các vùng Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình...mới chỉ có khoảng 25% diện tích sắn đã thu hoạch là cùng! “Căn cứ vào giá xuất khẩu, hiện tại chúng tôi chỉ nhập vào giá sắn tươi ở mức 3.500đ/kg – như vậy cũng là thương nông dân lắm! Nếu tăng lên, trừ chi phí sơ chế, sấy khô, trả tiền nhân công, tiền vận chuyển thì sẽ lỗ. Giá như vậy chúng tôi mua thêm sắn làm gì” – một chủ DN tại TT Xuân Mai (Hà Nội) than thở.

DN TĂCN "cầm đằng cán"?

Dự đoán, giá sắn khô từ nay đến hết vụ sẽ tăng trở lại, nhưng khó qua khỏi ngưỡng 2.700đ/kg. Khả năng giá sắn tăng lại như cũ là không thể.

Hơn 20% lượng sắn khô ở miền Bắc hiện nay cung cấp cho các NM TĂCN. Như Cty Trung Hòa đang cung cấp sắn khô cho hơn 10 NM TĂCN với khoảng 10 ngàn tấn/vụ. Một số NM TĂCN có máu mặt "ăn" một lượng lớn sắn khô ở miền Bắc phải kể đến như CP (Xuân Mai, Hà Nội), Wimax (Chèm, Từ Liêm), EH và ANT (Bắc Ninh), Hà Lan và Thái Dương (Hưng Yên)...

Thời điểm này các năm trước, hầu hết các NM TĂCN đã căn bản nhập khoảng 70 – 80% lượng sắn nguyên liệu đủ dùng cho cả năm. Giá sắn khô hiện tại các DN chế biến sắn bán lại cho NM TĂCN là 2.100đ/kg – thấp bằng nửa so với năm ngoái nhưng hầu hết các NM TĂCN vẫn chỉ nhập vào nhỏ giọt đủ nguyên liệu dùng trong 1 tuần là cùng!

Một trùm DN chế biến sắn tại Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) cũng cho biết số lượng đơn hàng của các NM TĂCN hiện nay vẫn rất thưa thớt khiến lượng sắn lát tồn kho đã lên tới trên 5.000 tấn. Anh Nguyễn Duy Thịnh - GĐ DN thu mua nông sản Thịnh Vượng phàn nàn: “Mình vốn ít, mua sắn vào phải bán ngay. Biết là họ làm khó nhưng phải cắn răng mà chịu chứ “om” sắn lại phải sấy khô hơn, rồi chi phí bảo quản, chịu sao nổi”.

“Tôi không rõ các NM TĂCN hiện nay lời hay lỗ. Việc họ chỉ nhập sắn nguyên liệu nhỏ giọt có thể do nhu cầu TĂCN giảm mạnh. Thế nhưng suy cho cùng thì họ sẽ không bao giờ chịu lỗ. Bởi giá TĂCN từ cuối 2008 đến nay chỉ giảm nhỏ giọt, cớ sao giá sắn giờ rẻ như thế mà họ vẫn không mua? Năm ngoái sắn khô lên đến 35.000đ/kg, họ nhập nguyên liệu vào cao, bây giờ họ vẫn giữ giá TĂCN như vậy. Đến lúc sắn tụt giá thê thảm, sao họ vẫn không nhập chí ít là ngang với giá sắn XK? Rõ ràng bao giờ họ cũng có quyền nắm đằng cán!” – GĐ một DN nói.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất