| Hotline: 0983.970.780

Các loại hải sản ở tầng đáy chưa an toàn để sử dụng làm thực phẩm

Thứ Ba 20/09/2016 , 09:41 (GMT+7)

Theo kết quả phân tích 1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh miền Trung, có 132 mẫu có phenol bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá..., đây là các loại hải sản sống ở tầng đáy.


Đại diện các cơ quan công bố báo cáo về môi trường biển và việc khai thác sử dụng hải sản ở vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế...

Sáng nay, các bộ liên quan đến sự cố môi trường biển đã công bố kết luận. Theo đó, có các  báo cáo của Bộ Y tế, Bộ TN - MT, Bộ NN - PTNT. Các câu hỏi liên quan đến chất lượng hải sản ở 4 tỉnh miền trung đã có trả lời.

Kết quả nghiên cứu:

1. Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm đối chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.

2. Các chỉ số thủy ngân, cadimi, chì, crôm, asen và sắt trong hải sản ở 7 tỉnh (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh đối chứng) đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

3. Các kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung đều an toàn.

4. Đối với phenol:

- Tất cả các mẫu hải sản tầng nổi (cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cám, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi) tại 4 tỉnh miền Trung đều không phát hiện mẫu nào có phenol.

- Phát hiện 132/1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh miền Trung có phenol bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá..., đây là các loại hải sản sống ở tầng đáy.

- Phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện phenol đều nằm trong vùng từ 5-25 km (tương đương 2,7 - 13,5 hải lý) với tỉ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).

 

Từ những kết quả nghiên cứu trên, Bộ Y tế kết luận:

1. Tất cả hải sản như: cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cám, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

2. Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá,... ở tầng đáy trong vùng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị:

 Không sử dụng các loại hải sản ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá,... ở tầng đáy trong vùng 20 hải lý (các loại hải sản tầng đáy theo danh mục của Bộ NN-PTNT).

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất