| Hotline: 0983.970.780

Các món ăn may mắn đầu năm

Thứ Ba 28/01/2014 , 14:59 (GMT+7)

Thật vậy, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về món ăn đem lại may mắn đầu năm.

Thật vậy, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về món ăn đầu năm.

Người Trung Quốc ăn mì trường thọ để sống lâu, người Mỹ ăn nhiều rau xanh để năm mới có thật nhiều “tờ xanh”… Để cùng thư giãn trong những ngày đầu năm, dưới đây xin giới thiệu những món ăn ấy cùng tham khảo.


Ảnh minh họa

* Món mì trường thọ: Ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác, theo tục lệ, người ta thường ăn mì sợi dài hay còn gọi là mì trường thọ, món mì này mang ý nghĩa cầu chúc người ăn sẽ sống lâu trăm tuổi, hưởng phúc lộc cùng con cháu. Đặc biệt trong ngày đầu năm, nhiều gia đình rất hay ăn món này.

 * Thịt lợn: Ở một số đất nước như Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, con lợn biểu trưng cho sự phát triển, tiến bộ. Người ta nghĩ như vậy là bởi lợn không biết đi lùi. Trong ngày đầu năm, không chỉ có thịt lợn mà những thức ăn làm thành hình con lợn như những chiếc bánh quy cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.

 * Hoa quả hình tròn: Hình tròn ở nhiều nước được coi là biểu tượng may mắn vì nó tượng trưng cho sự tròn trịa, đầy đặn. Ăn hoa quả hình tròn trong ngày đầu năm đã trở thành tục lệ ở một số quốc gia. Ở Philippines, người ta thường cúng lễ, biếu tặng, bày biện các thức quả hình tròn với số lượng 13 quả, ở đất nước này số 13 được coi là số may mắn.

 * Cá nguyên con: Từ “cá” trong tiếng Trung Quốc phát âm gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Đó là lý do tại sao cá trở thành món ăn may mắn trong ngày đầu năm của người dân nước này. Khi ăn món cá với người Trung Quốc, bạn cần quan tâm tới một số chi tiết như cá luôn phải giữ nguyên đầu, đuôi và vây, có như vậy thì may mắn mới “dư thừa” trong suốt cả năm.

 * Ăn quả lựu: Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu là thức ăn may mắn vì rất nhiều lý do. Quả lựu có màu đỏ với kích cỡ bằng nắm tay khá giống với trái tim đỏ của con người, nó tượng trưng cho sức sống dồi dào. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết quả lựu có rất nhiều tác dụng giúp cải thiện sức khoẻ con người, vì thế nó còn tượng trưng cho sức khoẻ luôn dẻo dai.

 * Ăn rau xanh: Ở nhiều nước Châu Mỹ và Châu Âu, trong ngày đầu năm, người ta ăn những loại rau có lá màu xanh như hoa lơ, cải bắp… bởi màu sắc và hình dáng của chúng cũng giống như những “tờ xanh” đô la. Người ta tin rằng, càng ăn nhiều rau xanh sẽ càng giàu hơn trong năm mới.

 * Ăn đậu lăng: Một món ăn rất phổ biến trong thực đơn năm mới của người Ý là món đậu lăng, bởi quả lúc chưa chế biến có màu xanh và tròn như hình đồng xu. Khi được nấu lên, quả đậu ngấm nước lại càng tròn căng tượng trưng cho sự giàu có thăng hoa. Đậu lăng cũng được coi là biểu tượng may mắn tại Hungary, tại đây người ta thường ăn món súp đậu.

 * Cá trích để nguyên vảy: Ở Đức, Ba Lan, và các nước trên bán đảo Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển, người ta tin rằng nếu ăn cá trích vào lúc giao thừa thì cả năm sẽ giàu có vì ở vùng Tây Âu, cá trích nhiều vô kể. Ngoài ra, vảy của con cá có màu ánh bạc rất giống với màu đồng tiền xu, tượng trưng cho tiền tài, đó chính là một dấu hiệu may mắn cho năm mới.

* Đậu mắt đen: Được coi là biểu tượng của may mắn bởi hạt đậu có hình giống đồng xu và mỗi khi chế biến món gì với đậu mắt đen, người ta cần dùng hàng trăm hột đậu như thế nên nó cũng biểu trưng cho sự giàu có, dư thừa. Người Mỹ gọi những hạt đậu đó là “Hopping John” (đậu hy vọng) trong ngày đầu năm. Bạn xúc được càng nhiều hột đậu lên dĩa thì trong năm mới bạn càng may mắn...

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm