| Hotline: 0983.970.780

Cẩm Khê tập trung tái đàn lợn

Thứ Ba 05/05/2020 , 09:14 (GMT+7)

Năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) làm cho tổng đàn lợn sụt giảm, đẩy giá thịt tăng cao.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thành, khu Xóm Đông, xã Phú Khê, tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thành, khu Xóm Đông, xã Phú Khê, tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi.

Hiện nay, sau khi hết dịch UBND huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, phòng ban, các xã, thị trấn tập trung hướng dẫn các hộ tái đàn sau dịch.

Gia đình ông Đỗ Văn Hòa, ở khu 1 Tăng Xá, xã Tuy Lộc là hộ bị thiệt hại nặng do dịch bệnh. Trong đợt dịch vừa qua, gia đình ông bị tiêu hủy 78 con lợn với trọng lượng 4.303 kg.

Sau gần một năm, đến nay chuồng trại của gia đình bắt đầu tái đàn trở lại, tuy nhiên ông chỉ dám nuôi cầm chừng vài ba con, không nuôi nhiều như trước.

Khác với hộ ông Hòa, hộ ông Nguyễn Văn Thành ở khu Xóm Đông, xã  Phú Khê, qua theo dõi, nhận thấy trên địa bàn không xuất hiện thêm hộ nào có lợn mắc dịch thì ông Thành chủ động cải tạo, vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun tiêu độc, khử trùng và thực hiện tái đàn với trên 10 con lợn, trong đó có 3 lợn nái sinh sản.

Tổng đàn lợn của huyện Cẩm Khê hiện có 40.175 con, giảm hơn 50% so với đầu năm 2019, số hộ chăn nuôi cũng giảm tới 60%. Năm 2019, toàn huyện phải tiêu hủy 2.034 con lợn của 213 hộ ở 13 xã, thị trấn, đã chi trả số tiền hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gần 1 tỷ đồng. Hiện nay, sau khi hết dịch tả lợn châu Phi để hỗ trợ người dân tái đàn, khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh, nhiều giải pháp đã được huyện triển khai thực hiện.

Trong đó, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. Đồng thời khuyến cáo phát triển các loại vật nuôi khác như gà, vịt, bò thịt... chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân và bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn.

Với tiến độ tái đàn như hiện nay, hy vọng đến cuối năm 2020 đàn lợn của huyện Cẩm Khê sẽ khôi phụ trở lại.

Với tiến độ tái đàn như hiện nay, hy vọng đến cuối năm 2020 đàn lợn của huyện Cẩm Khê sẽ khôi phụ trở lại.

Đối với các hộ, các trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, tiếp tục giữ vững và phát triển thêm để tăng đàn nái; thực hiện việc phối giống với các giống cao sản để tạo ra con lai có chất lượng và năng suất cao; cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện vệc tái đàn, tăng đàn lợn.

Các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng thông qua hệ thống truyền thanh về các biện pháp chăn nuôi, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá lợn tăng cao quá mức; góp phần ổn định sản xuất, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.