| Hotline: 0983.970.780

Cảm phục tấm lòng bố mẹ cưới chồng cho... con dâu

Thứ Bảy 03/11/2018 , 13:15 (GMT+7)

Cơn bão Chanchu đi qua khiến nhiều người đàn ông ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) hành nghề trên biển bị mất tích. Họ ra đi để lại những người đàn bà góa phụ nuôi con. Cảm thông trước những mất mát của con dâu sống trong cảnh “giường đơn, gối chiếc” nên cha mẹ chồng đã tìm người mai mối cho con dâu đi thêm bước nữa.

Cha mẹ ruột làm khách mời

Một ngày cuối thu 2018, căn nhà cấp bốn của ông Nguyễn Văn Nãi (71 tuổi) và bà Lê Thị Bảy (67 tuổi, thôn Hà Bình, xã Bình Minh) chỉ hai người ở nhà. Thấy người lạ đến hỏi chuyện, ông bà niềm nở mời khách vào chơi.

06-43-23_nh_1
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nãi và bà Lê Thị Bảy kể lại chuyện cưới chồng cho con dâu

Rót chén nước mời khách, ông Nãi kể, gần 12 năm trước, cơn bão Chanchu dù không đổ bộ vào đất liền nước ta nhưng gây thiệt hại lớn. Cơ quan chức năng thống kê có hơn 260 ngư dân các tỉnh miền Trung đánh bắt hải sản bị chìm tàu trên biển, trong đó chỉ 20 người tìm được thi thể.

“Tỉnh Quảng Nam có 160 ngư dân thiệt mạng, trong đó xã Bình Minh chiếm nhiều nhất với 86 người chết và mất tích. Số người này đa phần là lao động chính trong gia đình, họ ra đi để lại hàng chục phụ nữ góa chồng, trong đó có những cô gái còn rất trẻ”, ông Nãi nhớ lại và chia sẻ cá nhân ông có 11 người thân mất tích đến nay chưa tìm thấy tung tích, trong đó có người con trai đầu anh Nguyễn Văn Thành. Anh ra đi để lại người vợ là chị Trương Thị T. (22 tuổi) và một đứa con mới đầy một tháng tuổi.

Hàng ngày trôi qua, vợ chồng ông Nãi chứng kiến con dâu đang còn trẻ nhưng thiếu một bờ vai. Ông bà khuyên chị T. đi lấy chồng khác nhưng người phụ nữ này không gật đầu. Bị con dâu khước từ trước nhiều lần nên ông Nãi chuyển qua hướng tìm người mai mối để thuyết phục nhưng con dâu vẫn một mực từ chối với lý do đợi chồng trở về.

Mưa dầm thấm lâu, cuối cùng vợ chồng ông Nãi đã thuyết phục được chị T. đồng ý đi thêm bước nữa. Chị T. nhận lời một người đàn ông 34 tuổi (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã từng có vợ và hai người con nhưng đã ly hôn.

Cuối năm 2017, chị T. dẫn chồng tương lai về xin phép vợ chồng ông Nãi để hai người nên duyên vợ chồng, ông bà hết sức vui mừng. “Bao năm chúng tôi se duyên, khuyên bảo con dâu đi lấy chồng thì nay đã thành hiện thực. Con đã tìm được người thương yêu để vun đắp cuộc sống tương lai nhưng chúng tôi phải đi tìm hiểu gia đình, tính cách của anh này ra sao, để yên tâm khi gả con dâu đi bước nữa”, ông Nãi cho hay.

Sau 2 tháng vợ chồng ông Nãi tìm hiểu đã chấp nhận cho chị T. lấy người này. Trước ngày cưới của chị T., ông Nãi đến gặp cha mẹ ruột của chị để xin phép tổ chức lễ cưới nhưng họ nói rằng đã gả con nên gia đình ông Nãi tự quyết mọi chuyện. Ông Nãi và bà Bảy đứng ra làm chủ hôn và lo liệu mọi thứ để tổ chức.

Lễ cưới diễn ra, cha mẹ ruột chị T. đến dự với tư cách là khách mời. “Đám cưới tổ chức ở nhà tôi, ngày đưa con dâu về nhà chồng, tôi đứng ra gửi gắm con dâu lại cho gia đình thông gia, để họ chăm sóc, yêu thương nó. Trong lễ cưới, con dâu khóc rất nhiều khiến mọi người đến dự không cầm được nước mắt. Trước hàng trăm quan khách hai họ, chồng con dâu xin được gọi tôi và vợ là cha mẹ và trở thành một người con rể của gia đình”, ông Nãi nhớ lại.

Không giấu được niềm vui, bà Bảy kể mới đây con dâu có con với chồng mới khiến bà rất vui sướng. “Bởi tâm nguyện lâu nay của vợ chồng tôi cũng được thực hiện, con trai tôi ở dưới suối vàng cũng được yên tâm. Dù công việc của hai vợ chồng chị T. bận rộn nhưng xuyên ghé thăm gia đình tôi”, bà Bảy thông tin và cho hay sau khi cưới đứa cháu đã theo chị T., ông bà muốn trông giữ nhưng để hai mẹ chia xa không đành.

06-43-23_nh_2
Vợ chồng ông Nãi (bên trái) đứng ra tổ chức đám cưới cho con dâu trong ngày cưới

Chị T. chia sẻ cảm ơn cha mẹ chồng cũ, từ khi về làm dâu được chị cha mẹ chồng thương yêu, xem như con gái. Chị cũng luôn quan tâm, chăm sóc ba mẹ chồng và xem như ba mẹ ruột của mình. Từ khi chồng chị mất tích, chị nghĩ rằng mình sẽ ở vậy để nuôi con và chăm sóc ba mẹ chồng nhưng duyên nợ của chị vẫn chưa hết khi quen người chồng mới.

“Tôi cảm nhận được rằng ba mẹ chồng tôi rất vui khi tôi tìm được hạnh phúc mới và thật sự rất xúc động khi ba mẹ chồng đứng ra tổ chức lễ cưới rất tươm tất. Tôi rất cảm ơn ông trời đã cho tôi có duyên được làm dâu và sống chung với ba mẹ hơn 10 năm qua, tôi sẽ ghi nhớ công ơn của ba mẹ”, chị T. bày tỏ.
 

Hạnh phúc khi con dâu có bờ vai mới 

Đồng cảnh ngộ với vợ chồng ông Nãi, ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới (cùng 68 tuổi, thôn Hà Bình, xã Bình Minh) có con trai anh Nguyễn Văn Tứ mất tích trong bão Chanchu. Người con ông Nghĩa ra đi để lại vợ chị Nguyễn Thị V. (21 tuổi) và người con mới sinh.

Vợ chồng ông Nghĩa làm ăn dành dùm tiền của để nuôi cháu và giúp đỡ con dâu cùng với tiền hỗ trợ xã hội xây cho hai mẹ con được một căn nhà. Tuy nhiên, ông bà cũng chưa bằng lòng, hai người muốn con dâu có được bờ vai khác khi con trai mình không còn.

Bốn năm sau chờ con dâu nguôi ngoai nỗi đau đột ngột mất chồng, ông Nghĩa bàn với vợ tác động để chị V. đi bước thêm bước nữa. Tuy nhiên, chị V. không chấp nhận, chị ở một mình nuôi con khôn lớn. Nhưng ông Nghĩa, bà Tới tiếp tục khuyên nhủ, ông bà nhờ hàng xóm, người quen của chị V. thuyết phục đi lấy chồng mới.

Sau nhiều lần, cuối cùng chị V. cũng đồng ý quen một người đàn ông ở xã cạnh bên. Biết được con dâu có người thương nhưng không dám nói, vợ chồng ông Nghĩa mở lời và ngỏ ý để đứng ra tổ chức cưới hỏi cho con. Sau đó, ông bà đi xem ngày cưới, chuẩn bị lễ cưới, bàn tiệc để tổ chức lễ cưới chồng cho con dâu tại nhà mình.

Ngày diễn ra đám cưới, vợ chồng ông Nghĩa đứng ra tổ chức. Họ làm chủ hôn cho đôi vợ chồng này, còn người thân của chị V. được mời đến chung vui. “Hiện V. có thêm hai đứa con với người chồng mới, dù cuộc sống không mấy khá giả nhưng gia đình rất hạnh phúc. Mỗi lúc gia đình bà tôi cho chuyện đại sự, gia đình con dâu về chơi”, bà Tới tâm sự.

06-43-23_nh_3
Ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới vui mừng khi con dâu đi lấy chồng

Theo bà Tới, con trai bà không may mắn đã mất sớm nhưng mình không thể để cho con dâu trẻ ở vậy suốt đời được. Ông bà luôn động viên con dâu đi bước nữa là vợ chồng ông bà mãn nguyện.

“Ngày con dâu đi lấy chồng vợ chồng tôi rất hạnh phúc. Việc làm này có lẽ con trai ở dưới suối vàng cũng mãn nguyện. Con trai phận bạc mất sớm thì cha mẹ không thể để cho con dâu trẻ ở vậy suốt đời được, giờ đây thấy con dâu hạnh phúc, vợ chồng tôi lắm vui rồi”, bà Tới bộc bạch.

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm