| Hotline: 0983.970.780

Cam sành giá tại vườn xung quanh 10.000 đồng/kg

Thứ Năm 30/12/2021 , 15:12 (GMT+7)

Hiện có giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg nên nhiều nhà vườn trồng cam sành ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang đã có lãi, song vẫn không khỏi lo lắng cho những vụ tiếp theo.

Vụ cam sành năm nay được giá, nhiều nhà vườn ở Hàm Yên thu lãi cả trăm triệu đồng. Ảnh: Đào Thanh.

Vụ cam sành năm nay được giá, nhiều nhà vườn ở Hàm Yên thu lãi cả trăm triệu đồng. Ảnh: Đào Thanh.

Ba vụ liên tiếp trở lại đây, cam sành Hàm Yên mất giá. Đến vụ thu hoạch rộ cam không tiêu thụ được, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến khó khăn lại càng khó khăn. Trồng, chăm sóc, thu hoạch cam khiến nhiều nhà vườn thua lỗ, bởi thế vụ cam năm nay không ít nhà vườn bỏ mặc vườn cam tự sinh trưởng phát triển, đã có đến vài trăm ha đã bị sâu bệnh phải phá bỏ.

Toàn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên hiện nay chỉ còn hơn 1.000ha cam, giảm 1 nửa so với vụ cam năm ngoái. Sản lượng cam năm nay đạt khoảng khoảng gần 22.000 tấn, bằng 1/2 sản lượng của năm 2021.

Ông Đỗ Hữu Ước, Bí thư Đảng ủy xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên cho biết, nguyên nhân cam của xã năm nay giảm cả diện tích và sản lượng so với những năm trước đó là nhiều diện tích bị già cỗi, sâu bệnh hại cộng với việc nhiều nhà vườn bỏ mặc không chăm sóc nên năng suất và chất lượng quả không cao. Nếu những vụ trước cam chỉ 3 đến 4 quả/kg vụ này, nhiều vườn cam phải 6 đến 7 quả/kg.

Tuy cam ở xã Phù Lưu năm nay không được mùa nhưng khá được giá. Ngay từ đầu vụ giá cam đạt 7.000 đồng/kg, từ giữa tháng 11 trở lại đây, giá cam đạt từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg. Do đó, nhiều nhà vườn vẫn thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng. Tiêu biểu như hộ gia đình anh Lù Văn Giang, thôn Bản Bạn; gia đình anh Đặng Văn Công, thôn Lang Đán; gia đình ông Ma Văn Nhiêu, thôn Mường...

Anh Đặng Văn Công, thôn Lang Đán, xã Phù Lưu cho biết, đây là vụ lãi sau 3 năm liên tiếp lỗ và hòa vốn. Nhưng nhiều diện tích cam đã bị xấu đi. Rút kinh nghiệm, hiện nay nhiều người nông dân ở vùng cam đã trồng đan xen nhiều giống cây khác như thanh long, táo đại, hoặc trồng các giống cam Vinh, cam V2 để thu hoạch giải vụ, trách được thu ồ ạt khó tiêu thụ. Vụ cam năm nay trừ chi phí gia đình anh thu lãi 300 triệu đồng, nhưng anh vẫn lo lắng cho tính ổn định và giá và thị trường tiêu thụ cho những vụ sau.

Vụ cam năm nay xã Yên Phú, huyện Hàm Yên ước thu sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn. So với vụ trước, vụ này sản lượng giảm hơn 2.000 tấn. Nguyên nhân giảm do diện tích thu hẹp hơn 100ha, bên cạnh đó, các hộ dân chỉ chăm sóc để duy trì cây chứ không chú ý đến năng suất, chất lượng quả. Tuy nhiên những vụ trước với giá 3.000 đến 5.000 đồng/kg, công chăm sóc nhiều trong khí đó vụ này giá tăng cao gấp đôi thì người nông dân đạt lợi nhuận khá cao.

Ảnh hưởng của những vụ trước không hiệu quả cộng tình trạng sâu bệnh hại khiến Hàm Yên giảm cả trăm ha cam sành. Ảnh: Đào Thanh.

Ảnh hưởng của những vụ trước không hiệu quả cộng tình trạng sâu bệnh hại khiến Hàm Yên giảm cả trăm ha cam sành. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Vũ Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Yên Phú, huyện Hàm Yên cho biết, dù cam năm nay được giá, nhưng xã cũng khuyến cáo người dân về bài học kinh nghiệm của những vụ trước do vậy không thực hiện trồng ồ ạt để tránh tình trạng cung vượt quá cầu khiến thu lỗ; đẩy mạnh trồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của nông sản tốt để việc tiêu thụ thuận lợi và có điều kiện vào các thị trường khó tính, các siêu thị...

Ông Ma Văn Hội là một trong nhiều hộ trồng cam tại thôn Tháng 10, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên cho biết, trước kia gia đình ông trồng 400 gốc cam. Do chăm sóc tốt nên có vụ ông thu 30 tấn quả. Nhưng 3 năm trở lại đây, cam liên tục mất giá, không để ý chăm sóc lại thêm bệnh greening tấn công nên một số diện tích cam sành của gia đình ông đồng chết yểu. Hiện nay vườn cam sành của gia đình ông chỉ còn chưa đến 100 gốc.

Do không bỏ nhiều công chăm sóc ngay từ đầu vụ nên vườn cam sành của gia đình ông Hội cho năng suất thấp nên sản lượng chỉ đạt khoảng 4 tấn. Thế nhưng năm nay cam sành được giá, dù không phải cam loại 1, nhưng thương lái đã trả 7.000 đến 8.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với những vụ trước.

Theo ngành chức năng của tỉnh Tuyên Quang, cam năm nay được giá bởi phần lớn các địa phương trồng cam đều mất mùa. Nguyên nhân do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thêm vào đó việc người dân không mặn mà với việc bỏ vốn, công chăm sóc khiến nhiều vườn cam giảm năng suất. Năm nay cam sành được giá là tín hiệu đáng mừng, nhưng người trồng cam vẫn lo về tính bền vững trong những vụ tiếp theo.

Ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hàm Yên cho biết, hiện toàn huyện có hơn 6.900ha cam, diện tích cho sản phẩm là hơn 6.400 ha. Tổng sản lượng cam ước đạt khoảng 80.000 tấn, giảm 20.000 tấn so với vụ năm 2020.

Tuy tổng sản lượng giảm nhưng ngược lại được giá nên nhiều nhà vườn đã có nguồn thu đáng kể. Đến thời điểm này, toàn huyện đã tiêu thụ được 40% sản lượng. Dự kiến đến đầu tháng 2 âm lịch năm sau sẽ thu hết toàn bộ diện tích cam sành.

Đồng hành cùng người dân vùng cam, những năm qua chính quyền tỉnh Tuyên Quang và huyện Hàm Yên đã thực hiện nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm; chú trọng công tác làm bao bì, tem tuy xuất nguồn gốc.

Tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ vụ Cam năm 2021-2022 và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam với tập đoàn Masan, Bưu điện tỉnh tiêu thụ 16.000 tấn.

Một dấu ấn quan trọng trong vụ cam năm nay đó là nhiều diện tích cam sàm Hàm Yên đã thực hiện tốt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đây là điều kiện quan trọng để cam sành Hàm Yên chinh phục được các thị trường khó tính và khách hàng ở phân khúc cao hơn.

Đến nay, toàn vùng cam sành Hàm Yên có 756ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, 18,6ha đạt chuẩn hữu cơ chuyển đổi. Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành Hàm Yên.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.