| Hotline: 0983.970.780

"Cầm tay chỉ việc" trồng cao su

Thứ Hai 05/05/2014 , 10:37 (GMT+7)

Trong năm 2013, anh Thắng đã đào tạo chăm sóc, cạo mủ cao su cho 250 nông dân ở các xã Ea Trol, Ea Bá, Ea Ly (Sông Hinh), xã Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa).

Th.S Nguyễn Đức Thắng, điều phối viên dự án phát triển cao su tiểu điền (Sở NN-PTNT Phú Yên) nhiều năm lặn lội lên vùng cao tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, cạo mủ cao su cho nông dân.

Theo anh, đối với cây cao su khi thu hoạch thì kỹ thuật cạo mủ là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, tuổi thọ của cây.

Tuy nhiên, lâu nay khi cạo mủ, nhiều người chủ yếu “học lỏm” nên không đạt. Do đó vỏ tái sinh của cây bị sẹo, thân cây xuất hiện nhiều u lồi, làm ảnh hưởng đến năng suất mủ các vụ sau cũng như khả năng khó cạo lại mủ.

Không những thế, nhiều người còn tận thu mủ để bán kiếm tiền, dẫn đến lượng mủ giảm, cây rũ lá... Kỹ thuật bón phân không hợp lý cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cao su. Cây phát triển chậm, ít mủ, thời gian cho mủ ngắn nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

Qua khảo sát nắm rõ sự việc, Th.S Nguyễn Đức Thắng chủ động liên kết các chuyên gia mở các khóa tập huấn kỹ thuật chăm sóc, khai thác và phòng trừ sâu bệnh hại. Trong năm 2013, anh đã đào tạo cho 250 nông dân ở các xã Ea Trol, Ea Bá, Ea Ly (Sông Hinh), xã Sơn Long, Sơn Định (Sơn Hòa).

Học viên được truyền đạt những kiến thức cơ bản về trồng, chăm sóc theo từng giai đoạn, phát hiện phòng trừ sâu bệnh và kỹ thuật khai thác mủ. Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Chí Linh ở xã Sơn Định (Sơn Hòa) sau khi tham gia các lớp tập huấn đã bộc bạch: “Lâu nay chúng tôi tự tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su. Còn nay, sau khi tham gia các lớp tập huấn do thầy Thắng giảng dạy, hộ nào cũng biết áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su theo đúng quy trình, nhờ vậy mà cây phát triển tốt”.

TS Nguyễn Trọng Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên chia sẻ: “Để cây cao su cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế mang lại bền vững, thời gian qua chúng tôi tập trung tập huấn cho nông dân. Khi được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch những vườn cao su từng bị "vắt kiệt sức" đã được phục hồi, thu hoạch nhiều mủ hơn. ThS Nguyễn Đức Thắng là người nhiệt tình trong công việc. Dự án thành công, nông dân phấn khởi nhờ sự đóng góp lớn của anh Thắng".

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.