| Hotline: 0983.970.780

Campuchia: Nguồn cá cạn kiệt do dòng chảy vào Biển Hồ bị bóp nghẹt

Thứ Hai 08/03/2021 , 13:35 (GMT+7)

'Vụ đánh bắt cá năm nay là vụ tồi tệ nhất của tôi. Tôi cảm thấy bị mắc kẹt trong một cuộc mưu sinh không có tương lai', Ly Safi, ngư dân Campuchia, tâm sự.

Quang cảnh nhìn từ trên cao đoạn sông Mekong giáp với Thái Lan và Lào, được nhìn từ phía Nong Khai, Thái Lan, ngày 29/10/2019. Ảnh: Reuters.

Quang cảnh nhìn từ trên cao đoạn sông Mekong giáp với Thái Lan và Lào, được nhìn từ phía Nong Khai, Thái Lan, ngày 29/10/2019. Ảnh: Reuters.

Sông Mekong thường phình to ra vào mùa mưa, tại đoạn mà nó hội tụ với sông Tonle Sap, tạo ra một dòng chảy ngược bất thường vào Biển Hồ, bổ sung nước cho hồ và cung cấp nguồn cá dồi dào.

Nhưng trong những năm gần đây, dòng chảy đến hồ lớn nhất Đông Nam Á đôi khi bị trì hoãn, một nguyên nhân được cho là do hạn hán và các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong.

Việc 11 đập của Trung Quốc có gây hại cho các nước nằm ở khu vực hạ lưu phụ thuộc vào dòng sông dài 4.350 km hay không đã trở thành một vấn đề địa chính trị, với việc Hoa Kỳ thúc giục các quốc gia Hạ lưu sông Mekong như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia yêu cầu phải có câu trả lời.

Tin Yusos, 57 tuổi, ngư dân người Campuchia, tâm sự: "Cá lớn không còn tồn tại nữa, trước đây, tôi có thể câu được khoảng 30kg cá mỗi ngày. Bây giờ thường chỉ bắt được hơn 1kg, trị giá khoảng 15.000 riel (3,69 USD)".

Yusos cùng vợ và cháu gái sống trên một chiếc thuyền đánh cá neo đậu bên bờ sông Tonle Sap. Họ dự định khởi hành chuẩn bị cho cho một ngày đánh bắt khác ở khu vực sông Tonle Sap và sông Mekong, mặc dù kỳ vọng của ông là rất thấp.

Ly Safi, 32 tuổi, một ngư dân Campuchia khác, nói rằng vụ đánh bắt cá năm nay là vụ tồi tệ nhất của anh và anh cảm thấy bị mắc kẹt trong một cuộc mưu sinh không có tương lai.

"Một số ngư dân có thể tiết kiệm được một số tiền và rời đi để kinh doanh trên đất liền, nhưng đối với chúng tôi thì không thể."

Các chuyên gia cho rằng chính các dự án thủy điện, khai thác cát, phá rừng, chuyển đổi đất ngập nước và biến đổi khí hậu khiến mực nước các sông trong khu vực giảm mạnh, gây gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động đánh bắt cá và đe dọa nguồn cung cấp lương thực cho hàng triệu người.

Marc Goichot, một chuyên gia về các tuyến đường thủy của khu vực tại Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund For Nature - WWF), cho biết hoạt động của các con đập và hoạt động khai thác cát nói riêng có thể là nguyên nhân làm nguồn cá dần mất đi.

“Về cơ bản toàn bộ hệ thống đang bị căng thẳng và thay đổi", ông nói. "Chúng ta cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của những thay đổi đó và thiết lập lại các quá trình quan trọng như việc di chuyển của cá".

(Theo CNA)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.