| Hotline: 0983.970.780

Cần đẩy nhanh thi công hồ Sông Chò 1 để chống hạn cho Khánh Hòa

Thứ Sáu 19/03/2021 , 13:17 (GMT+7)

Năm 2020, Khánh Hòa hạn hán nghiêm trọng, toàn tỉnh phải khoanh vùng bỏ vụ hơn 14.000 ha cây trồng để ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt và phục vụ chăn nuôi.

Khắc khoải vì thiếu nước

Trên địa bàn Khánh Hòa có 31 hồ chứa với dung tích toàn bộ là 250 triệu m3, đến cuối tháng 4/2020, tổng dung tích trữ nước tại các hồ là 96 triệu m3, chỉ còn 39%. Nhiều hồ có mức nước thấp kỷ lục, như hồ chứa nước Cam Ranh với dung tích 22,1 triệu m3 chỉ còn 2,7 triệu m3; hồ Suối Dầu 33,7 triệu m3 chỉ còn 7 triệu m3 nước...

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định cùng đoàn kiểm tra chống hạn tại huyện Cam Lâm năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định cùng đoàn kiểm tra chống hạn tại huyện Cam Lâm năm 2020.

Cả tỉnh phải khoanh vùng bỏ vụ hơn 14.000 ha diện tích cây trồng để ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt và phục vụ chăn nuôi. Kinh phí dự kiến cho các biện pháp ứng phó với hạn hán cả tỉnh lên tới 88,6 tỷ đồng; trong đó cao nhất là huyện Cam Lâm cần 19,9 tỷ và thành phố Cam Ranh cần 35,4 tỷ đồng.  

Ngày 30/5/2020, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, ông Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống hạn hán tại huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh. Sau khi khảo sát hiện trường, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đề nghị UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, kiểm tra, triển khai những phương án ứng phó hạn hán đã được xây dựng, thông qua.

Trong đó, kiên quyết không để người dân bị đói, bị khát do hạn hán. Thống nhất với các phương án chống hạn cấp bách của các địa phương, như kéo dài đường ống cấp nước, vận chuyển nước... Đối với phương án khoan giếng lấy nước ngầm, cần xem xét kỹ những ảnh hưởng bất lợi.

Về lâu dài, các sở ngành, UBND tỉnh và các địa phương tiếp tục đề xuất Chính phủ, các bộ ngành Trung ương sớm hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi, tăng cường dung tích trữ nước trên địa bàn tỉnh.

Đâu là giải pháp?

Có nhiều giải pháp công trình và phi công trình, như nâng cấp hệ thống thủy lợi đã có sẵn, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tính toán chuyển đổi hợp lý cây trồng, quản lý và phát triển rừng…

Nhưng một trong những giải pháp hiệu quả, nhanh nhất hiện nay là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án hồ chứa nước Sông Chò 1 (hồ Sông Chò 1) đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 4433/QĐ-BNN-XD ngày 30/10/2017.

Hồ Sông Chò 1 nằm trên địa bàn xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Dự án gồm các hạng mục chính như: Đập bê tông cao 59,1m, dài 197m; đập đất cao 12,5m, dài 65m; tuynel 1 dài 1.865m, đường kính 1,7m; tuynel 2 dài 3.885m.

Đây là hồ chứa nước dung tích 109,7 triệu m3; tổng mức đầu tư 956 tỷ đồng và là một trong những dự án cấp bách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua và đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2017-2020.

Tuyến đập vẫn chưa có mặt bằng thi công, nước vẫn đổ ra biển.

Tuyến đập vẫn chưa có mặt bằng thi công, nước vẫn đổ ra biển.

Dự án có nhiệm vụ chính là cấp nước tưới cho 1.800 ha cây trồng huyện Khánh Vĩnh và 2.500 ha huyện Ninh Hòa; cấp nước 2m3/s cho sông Cái trong mùa kiệt để điều tiết nhu cầu dùng nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang.

Tạo nguồn cấp nước 152.000 m3/ngày đêm cho sinh hoạt du lịch, dịch vụ khu vực huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo nước tưới cho hạ du, hồ Sông Chò 1 còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là giảm lũ của lưu vực phía tây tỉnh.

Hồ Sông Chò 1, là dự án có dung tích lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt, mực nước Hồ Sông Chò 1 ở cao trình +167,7m cao hơn 134 m so với hồ Suối Dầu và hồ Cam Ranh, nơi thường xảy ra hạn hán. Vì vậy việc chuyển nước từ hồ Sông Chò 1 về hồ Suối Dầu và Cam Ranh là hết sức thuận lợi và cần thiết.

Theo nguồn vốn được bố trí, thời gian thi công của hồ Sông Chò 1 từ năm 2017 đến năm 2021. Tuy nhiên đến nay mới thi công được 40% chiều dài tuynel 2: các hạng mục chính như đập bê tông, đập đất… vẫn chưa triển khai được vì chưa có mặt bằng thi công.

Theo chủ đầu tư, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 7 (Ban 7): Dự án đã chậm 2 năm so với kế hoạch, do chưa có mặt bằng thi công, mặc dù Bộ NN-PTNT đã vào cuộc rất quyết liệt. Ngày 12/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1067 đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Sông Chò 1, tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên các thủ tục về công tác bàn giao mặt bằng vẫn còn chậm so với yêu cầu.

Hiện nay Ban 7 đang kiến nghị với tỉnh Khánh Hòa tìm cách tháo gỡ, trước mắt cho khai thác, tận thu lâm sản với diện tích 92ha để giao mặt bằng các hạng mục: cụm công trình đầu mối; đường thi công kết hợp quản lý; đường điện thi công; kho bãi lán trại, mỏ đá để có thể thi công ngay trong tháng 3/2021. Có như vậy Dự án mới có thể hoàn thành vào cuối năm 2022.

Ngoài ra, 2021 là năm cuối của trung hạn 2017-2020, nên vốn bố trí năm nay chỉ có 45 tỷ, Bộ NN-PTNT chỉ bố trí bổ sung khi có mặt bằng thi công.

Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, mưa tuân theo quy tắc giống như ta lật đồng xu, đó là quy trình định kỳ và ngẫu nhiên. Do đó, các đợt hạn hán trong thời gian vừa qua ở Khánh Hòa sẽ lặp đi lặp lại, đã xảy ra trong quá khứ và sẽ tiếp tục trong tương lai. Vì vậy, trong thời gian tới Khánh Hòa hạn hán vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Hy vọng các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa sớm có giải pháp nhằm khai thác, tận thu lâm sản 92 ha khu vực Dự án như đề xuất của Chủ đầu tư, để hồ chứa nước Sông Chò 1 sớm được triển khai và hoàn thành giải quyết được tình trạng hạn hán và góp phần vào ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo ban 7, cùng với hồ chứa nước Sông Chò 1, nguồn vốn trung hạn 2012-2020 do Ban làm chủ đầu tư gồm có các dự án: Hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định có dung tích thiết kế 89,8 triệu m3; cụm đầu mối hồ chứa nước Sông Cái, tỉnh Ninh Thuận dung tích 220 triệu m3; hồ chứa nước Sông Lũy, tỉnh Bình Thuận dung tích 99,9 triệu m3. Tất cả các hồ đã thi công đạt từ 70-95% khối lượng, đã tích nước, phát huy hiệu quả từng phần và sẽ hoàn thành đưa vào bàn giao sử dụng trong quý IV/2021.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm