| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ dự toán khoảng 200 tỷ đồng nâng cấp thủy lợi nội đồng

Thứ Tư 31/05/2023 , 16:43 (GMT+7)

Mùa khô năm nay, TP Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ nạo vét các công trình thủy lợi cấp và tiêu thoát nước cho vùng sản xuất lúa, vùng chuyên canh cây ăn trái.

Nạo vét kênh nội đồng ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Minh Đảm.

Nạo vét kênh nội đồng ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Minh Đảm.

TP. Cần Thơ đang gấp rút thi công các công trình thủy lợi nội đồng trước mùa mưa lũ. Nhiều năm qua hệ thống thủy lợi trên địa bàn đóng góp vào thành tựu sản xuất nông nghiệp của thành phố. Mỗi năm, Cần Thơ gieo cấy 3 vụ lúa, sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn. Sản lượng cây ăn trái đạt gần 170.000 tấn, nuôi thủy sản đạt sản lượng trên 220.000 tấn.

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương ở ĐBSCL, TP Cần Thơ vừa thuận lợi với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt nhưng gặp bất lợi do hiện tượng bồi lắng tự nhiên, chịu ảnh hưởng mùa nước nổi và triều cường. Vì vậy các công trình thủy lợi nội đồng phải khởi động triển khai sớm từ đầu năm để kịp hoàn thành trước tháng 9 khi mùa lũ đầu nguồn đổ về.

Ông Nguyễn Quý Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ cho biết: Theo kế hoạch, mùa khô năm 2023, địa phương sẽ nạo vét các công trình thủy lợi với tổng khối lượng khoảng 378.000m3, nâng cấp, gia cố đê bao với khối lượng khoảng 22.000m3.

Tổng kinh phí thực hiện trên 10 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách và nhân dân đóng góp. Đến nay tiến độ thực hiện đạt trên 50%. Các công trình thủy lợi nội đồng dự kiến hoàn thành xong trong tháng 8/2023. Công trình xây dựng đê bao kênh A7, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ đang thi công đến cuối năm hoàn thành. Riêng một số kênh trục cấp 2 theo định kỳ sau 5 - 7 năm cần nạo vét, tạo nguồn dẫn nước, sử dụng từ nguồn vốn đầu tư trung hạn, thành phố lập kế hoạch theo thứ tự ưu tiên để tiếp tục thi công.

Theo ông Ninh, tuy hệ thống thủy lợi đã phát huy tác dụng, đảm bảo cấp và tiêu thoát nước cho vùng canh tác lúa, vườn cây ăn trái và vùng nuôi thủy sản nhưng cần được đầu tư hoàn thiện trước thách thức biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết thất thường.

TP Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng các đô thị và khu công nghiệp, tuy nhiên, thành phố hiện có trên 114.000ha đất nông nghiệp, chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, trên 78.000ha đất canh tác lúa, 1.900ha đất trồng cây hằng năm, 30.800ha đất trồng cây lâu năm và gần 2.800ha đất nuôi trồng thủy sản... Sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột kinh tế phát triển ổn định, chiếm gần 6% trong tổng sản phẩm (GRDP) của thành phố.

Gia cố đê bao, bảo vệ vùng chuyên canh cây lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Gia cố đê bao, bảo vệ vùng chuyên canh cây lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, TP. Cần Thơ vẫn duy trì sản xuất lúa trên cánh đồng lớn, mỗi vụ trên 32.000ha, với hơn 23.500 hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất. Trong khi đó,  vùng chuyên canh cây ăn trái ở huyện Phong Điền đã hình thành các tiểu vùng có đê bao bảo vệ chống ngập úng trong mùa mưa và các đợt triều cường.

Dù vậy, để mở rộng cánh đồng lớn và phát triển vườn cây ăn trái chuyên canh an toàn, công tác thủy lợi cần tiếp tục được đầu tư bổ sung hoàn chỉnh. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cho biết thêm: Thành phố có kế hoạch xây dựng vùng sản xuất lúa 50.000ha ở ba huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh tham gia Đề án Phát triển bền vững một triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

"Trên nền hệ thống kênh trục, kênh thủy lợi nội đồng đã được đầu tư cơ bản, Sở NN-PTNT dự toán kinh phí cần đầu tư khoảng 200 tỷ đồng nạo vét kênh, tạo nguồn cấp và tiêu thoát nước. Đồng thời đầu tư hệ thống đê bao, bổ sung thêm trạm bơm cho các tiểu vùng sản xuất lúa. Đối với các các vùng đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái do địa phương đầu tư vừa qua, hiện đã xuống cấp cần được khảo sát, cần tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh", ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ thông tin.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.