| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn Thiên ưu 8 ở xứ Nghệ

Thứ Năm 09/05/2019 , 10:27 (GMT+7)

Nhằm đảm bảo nguồn cung gạo chất lượng cao cho TP Vinh, vụ Xuân 2019, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích các xã tích cực mở rộng cánh đồng lớn (CĐL) canh tác lúa cải tiến SRI (ICM) bằng 9 giống lúa chất lượng cao để nâng cao thu nhập cho người dân.

08-34-23_20190504_144224
Kiểm tra lúa Thiên ưu 8 trên CĐL Hưng Xuân.

Vừa qua, huyện Hưng Nguyên đã tổ chức cho lãnh đạo các xã, HTX và các ban ngành cấp huyện về dự hội thảo đầu bờ để đánh giá CĐL sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại xã Hưng Xuân.

Gần chục ‎‎y kiến phát biểu tại hội thảo đều đánh giá cao tính hiệu quả của giống lúa Thiên ưu 8 do Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (VinaSeed) cung ứng.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt - BVTV huyện Hưng Nguyên cho biết: Vụ xuân năm nay, huyện Hưng Nguyên tổ chức CĐL ở hầu khắp các xã trong huyện. Mỗi cánh đồng lớn chỉ làm 1 giống lúa chất lượng cao với quy mô từ 15 đến 30 ha. Trong 9 giống được chọn thì Thiên ưu 8 được triển khai tại 8 xã với tổng cộng trên 100 ha. Tập trung nhiều nhất tại các xã: Hưng Trung; Hưng Yên Nam; Hưng Yên Bắc; Hưng Tây; Hưng Thắng, Hưng Tiến và Hưng Xuân.

Vụ này diễn biến thời tiết bất thường, số ngày nắng ấm và âm u khá nhiều nên TGST ngắn hơn so với các vụ xuân trước từ 14 đến 20 ngày (tùy giống) vì thế năng suất lúa năm nay nói chung đều thấp thua so với vụ xuân 2018. Tuy nhiên, qua kiểm tra và gặt thống kê tại tất cả các mô hình thì Thiên ưu 8 đã cho năng suất trung bình cao nhất, từ 68 đến 70 tạ/ha và vượt lên dẫn đầu so với 9 giống lúa được chọn để làm mô hình CĐL.

Ông Nguyễn Văn Đạt, phụ trách Nông nghiệp - Giao thông thủy lợi xã Hưng Xuân nhận xét: Thiên ưu 8 trên CĐL của Hưng Xuân hiện dẫn đầu về năng suất so với các giống lúa khác. Điều đáng nói là mặc dù bị 3 trận lốc tràn qua nhưng Thiên ưu 8 vẫn không bị đổ ngã cây nào. Năng suất thực tế mà bà con đã gặt phơi khô đều đạt mức từ 72 đến 75 tạ/ha.

Ông Trần Xuân Phượng, cán bộ Khuyến nông xã, người trực tiếp theo dõi mô hình tại Hưng Xuân cho biết: Năm nay Thiên ưu 8 được cấy khi cây mạ mới được 2,5 lá. Do làm mô hình canh tác cải tiến SRI nên mỗi khóm chỉ 1-2 dảnh, mật độ 32-33 khóm/m2. Nhờ áp dụng mô hình canh tác SRI nên mỗi sao chỉ hết 1,7 đến 1,8 kg thóc giống, giảm được 2,2 đến 2,3 kg thóc giống/sào 500 m2. Chúng tôi chỉ đạo giảm phân đạm, tăng kali, giảm nước và thuốc BVTV nên suốt cả vụ không phải phun bất kỳ loại thuốc BVTV nào, do đó gạo Thiên ưu 8 trên CĐL Hưng Xuân đảm bảo đủ tiêu chuẩn gạo an toàn cho người tiêu dùng.

Qua theo dõi của tôi, thì TGST của Thiên ưu 8 vụ xuân năm nay chỉ trong 110 ngày. Thế nhưng bộ lá vẫn xanh sáng, đẻ nhánh khỏe, cứng cây và chống đổ tốt và không thấy xuất hiện dịch bệnh gì, nhất là bệnh đạo ôn. Năng suất lúa bình quân tại 94 hộ tham gia mô hình đều đạt 70 đến 72 tạ/ha. Gạo trắng, trong, cơm ngon và dẻo - ông Phượng cho biết thêm.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Bí thư chi bộ xóm 6 cho biết thêm: Cánh đồng lúa 2 vụ của xóm 6 thuộc loại “bờ xôi, ruộng mật” nên dân xóm 6 làm lúa rất có kinh nghiệm. Tuy nhiên, mọi năm, do chưa triển khai làm SRI nên thường xuất hiện đạo ôn nên bà con phải lo dập dịch. Năm nay, nhờ cấy mật độ thưa, giảm lượng ure nên vừa giảm được giống vừa giảm được các loại dịch bệnh mà lúa lại đạt năng suất cao là đều rất đáng mừng. Mô hình SRI thực sự đã giúp bà con ở Hưng Xuân thay đổi được nhận thức khi sản xuất lúa những năm tiếp theo.

Ông Lê Văn Nhì, công dân xóm 6 cho rằng: Vụ xuân 2019 cho Hưng Xuân 3 “ưu”. Thứ nhất là thời tiết thuận lợi, thứ hai là sự chỉ đạo sát sao của huyện và Trạm Trồng trọt - BVTV và cuối cùng là từ giống lúa Thiên ưu 8. Vừa rồi tổ chức gặt thống kê tại mô hình năng suát bình quân 70 tạ/ha. Còn lúa nhà tôi phơi khô khén rồi đạt 360 kg/sào (7,2 tấn /ha). Chi trả hết các chi phí, nhà tôi thu lãi được 1,5 triệu đồng/sào.

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Xuân khẳng định: Hưng Xuân có 133,5 ha đất 2 lúa, nên bà con sử dụng rất nhiều giống khác nhau. Riêng Thiên ưu 8 được huyện giao làm CĐL với 15 ha làm bằng mô hình canh tác cải tiến SRI nên giảm được giống, giảm đạm ure, giảm nước và không phải dùng đến thuốc BVTV nhưng năng suất lúa vẫn cao nhất trên toàn bộ diện tích lúa xuân của toàn xã. Từ thắng lợi này, chắc chắn bà con sẽ chủ động mở rộng mô hình này trong các vụ sau.

Ông Hoàng Đức Ân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên khẳng định: Trong 9 giống lúa được huyện chọn làm mô hình CĐL trong vụ xuân 2019, dù triển khai mô hình canh tác cải tiến SRI nhưng một số giống vẫn bị đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, riêng Thiên ưu 8 làm tại 8 xã trong huyện đều không bị dịch bệnh tấn công, nhờ đó năng suất ở đâu cũng cao nhất. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để bà con tiếp tục mở rộng diện tích trong các vụ tới.

 

Xem thêm
Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi

Tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi, nhất là quy định mật độ chăn nuôi vùng để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các địa phương.

Không để lò mổ lậu 'nhờn thuốc'

TIỀN GIANG Trên địa bàn Tiền Giang tồn tại một số lò giết mổ gia súc không giấy phép vẫn lén lút hoạt động, bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

ĐBSCL Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Sơn La khai thác tiềm năng hơn 1 triệu tín chỉ carbon từ rừng

Sơn La Với hơn 671.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 47,6%, Sơn La có tiềm năng đạt khoảng gần 1,2 triệu tín chỉ carbon từ rừng hằng năm.