| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Sẽ phát triển 1.990 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao

Thứ Năm 26/03/2020 , 15:56 (GMT+7)

Giai đoạn 2020 - 2025, Cao Bằng tập trung thực hiện Đề án Nông nghiệp thông minh (NNTM) với nhiều mục tiêu quan trọng.

Cây quýt đem lại thu nhập cao cho người dân xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Kông Hải.

Cây quýt đem lại thu nhập cao cho người dân xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Kông Hải.

Đề án NNTM tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025 được phê duyệt từ tháng 8/2019 nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó quy hoạch các vùng để ổn định sản xuất; vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi chủ lực; xây dựng vùng NNTM ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, các sản phẩm có năng suất, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp.

Theo đó, về trồng trọt, phát triển 1.990 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao: gừng, nghệ, chanh leo, lê, hạt dẻ, cam, quýt, rau. Trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò tập trung, phấn đấu đến năm 2025 đạt 500 con bò thịt, 200 con bò sinh sản; hỗ trợ trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao với quy mô trang trại đạt 10.000 con bò sữa.

Hạt dẻ là cây trồng chủ lực của huyện Trùng Khánh. Ảnh: Kông Hải.

Hạt dẻ là cây trồng chủ lực của huyện Trùng Khánh. Ảnh: Kông Hải.

Hình thành các trang trại, dự án chăn nuôi lợn tập trung với quy mô hàng nghìn con. Lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung xây dựng cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện trồng rừng gỗ lớn với diện tích trồng mới 17.400 ha; trồng rừng cây gỗ nhỏ với diện tích trồng mới 5.200 ha và trồng các cây lâm sản ngoài gỗ, như: cây trúc, hồi, quế, dược liệu…

Ngoài ra, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ khoa học công nghệ, tổ chức đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ; đảm bảo công tác môi trường trong sản xuất NNTM. Mỗi năm, tỉnh sẽ hỗ trợ 50 tỷ đồng thực hiện Đề án.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.