| Hotline: 0983.970.780

Cao Lãnh phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù

Thứ Năm 27/06/2024 , 12:07 (GMT+7)

Đồng Tháp TP Cao Lãnh phát triển du lịch nông nghiệp, gắn với sản phẩm OCOP và xây dựng các tour, tuyến đậm chất nông thôn.

Tổng lượt khách đón và phục vụ tính từ năm 2022 đến nay, TP Cao Lãnh ước khoảng 850.000 lượt, doanh thu ước đạt 161,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổng lượt khách đón và phục vụ tính từ năm 2022 đến nay, TP Cao Lãnh ước khoảng 850.000 lượt, doanh thu ước đạt 161,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau đại dịch Covid-19, du lịch TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) cũng như những địa phương khác phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác phục hồi và thích ứng với tình hình mới. Trước tình hình trên, lãnh đạo địa phương đã tích cực phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiều giải pháp để phục hồi du lịch.

Từ năm 2022 đến nay, TP Cao Lãnh đã đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, kết nối và xây dựng các tour, tuyến du lịch nông thôn.

Thành phố đã tổ chức thành công các sự kiện, lễ hội văn hóa, các lễ giỗ thường niên. Đồng thời, tích cực phối hợp Tỉnh tổ chức tốt các lễ hội lớn diễn ra trên địa bàn. Trong đó, lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường lần thứ 202 kết hợp Lễ hội xoài Cao Lãnh năm 2022 đã nhận được nhiều hiệu ứng, phản hồi tốt từ các địa phương, truyền thông, báo chí, du khách trong và ngoài tỉnh. Lễ hội đã góp phần quảng bá, mang thương hiệu xoài Cao Lãnh vươn xa thêm, có sự đồng hành, kết nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và các hộ trồng xoài. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng xoài và tất cả các hoạt động du lịch trải nghiệm kèm theo.

Các hộ kinh doanh tại chợ quê cù lao Tân Thuận Đông được tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách du lịch, phát huy giá trị ẩm thực đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các hộ kinh doanh tại chợ quê cù lao Tân Thuận Đông được tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách du lịch, phát huy giá trị ẩm thực đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2023, TP Cao Lãnh phối hợp tổ chức các hoạt động tham gia Lễ hội Xoài Đồng Tháp năm 2023 với các hoạt động phong phú, ý nghĩa như: tuyên truyền, quảng bá, văn hóa văn nghệ, hoạt động của các nhà vườn trồng xoài, tham gia bố trí 9 gian hàng bán xoài.

Năm 2024, UBND TP Cao Lãnh được giao nhiệm vụ đơn vị thường trực lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II. Sự kiện với nhiều hoạt động được tổ chức, trong đó ấn tượng như: Hội thảo quốc tế về sen, không gian trưng bày các giống sen của Đồng Tháp và quốc tế, các đại cảnh, tiểu cảnh sen, phố ẩm thực sen, Hội chợ Công thương khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024, diễu hành áo dài sen, trekking đi giữa mùa sen - Tràm Chim… Lễ hội lần này không chỉ mang đến những trải nghiệm văn hóa về sen mà còn mở ra nhiều cơ hội kết nối, giao lưu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và những người làm kinh tế về sen.

Năm 2024, UBND TP Cao Lãnh được giao nhiệm vụ đơn vị thường trực lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2024, UBND TP Cao Lãnh được giao nhiệm vụ đơn vị thường trực lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, việc hình thành mô hình chợ quê cù lao Tân Thuận Đông và phát triển thành điểm du lịch cộng đồng Tân Thuận Đông đã tạo ra bước ngoặt mới cho ngành du lịch khi thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm, tham quan, mua sắm. Từ 24 hộ tham gia, đến hiện tại đã 67 hộ dân tham gia mua bán, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo thu nhập cho người dân địa phương.

“Các hộ kinh doanh tại chợ quê cù lao Tân Thuận Đông được tham gia tập huấn các lớp nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách du lịch, phát huy giá trị ẩm thực đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, điểm du lịch đã đón và phục vụ khoảng 180.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm với tổng doanh thu ước khoảng 14 tỷ đồng. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp các dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao… Từng bước xây dựng xã Tân Thuận Đông thành điểm du lịch cộng đồng có chất lượng, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách”, ông Võ Phan Thành Minh, Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh chia sẻ.

Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm qua, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch cũng được địa phương quan tâm. Nổi bật là địa phương đã triển khai thực hiện Bản đồ số du lịch địa chỉ truy cập https://dulichcaolanh.dongthap.gov.vn. Cập nhật dữ liệu, thông tin Mã QR Code và in ấn 1.000 tờ gấp giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa, điểm tham quan du lịch TP Cao Lãnh.

Địa phương từng bước số hóa các dịch vụ du lịch, các điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố để tạo điều kiện để du khách, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin giới thiệu tổng quan về hình ảnh, địa chỉ, liên kết các bài viết liên quan.

Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện thí điểm tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến đường của thành phố và được người dân và du khách nhiệt tình ủng hộ.

Từ năm 2022 đến nay, TP Cao Lãnh đã đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, kết nối và xây dựng các tour, tuyến du lịch nông thôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ năm 2022 đến nay, TP Cao Lãnh đã đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, kết nối và xây dựng các tour, tuyến du lịch nông thôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đang triển khai thực hiện gắn mã các QR Code lên các bảng tên đường trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân, du khách tìm hiểu thông tin, ý nghĩa lịch sử về các tên đường trên địa bàn thành phố.

Với những nỗ lực trên, ngành du lich của TP Cao Lãnh dần phục hồi và phát triển. Tổng lượt khách đón và phục vụ tính từ năm 2022 đến nay ước khoảng 850.000 lượt, doanh thu ước đạt 161,5 tỷ đồng. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Có gì ở 'Lễ hội nông sản'?

TP.HCM 60 gian hàng nông sản, sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao của các tỉnh thành trên cả nước quy tụ tại sự kiện 'Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM'.