| Hotline: 0983.970.780

Cập nhật dịch Covid-19 chiều 1/4: Người Italia ngừng hát và vẫy cờ trên ban công

Thứ Tư 01/04/2020 , 14:24 (GMT+7)

Ba tuần kể từ khi bắt đầu áp lệnh phong tỏa, người Italia bắt đầu nhận thấy mọi thứ không hề ổn.

Một tòa nhà chứa bên trong hàng chục gia đình vô gia cư ở Rome. Dòng chữ tạm dịch là

Một tòa nhà chứa bên trong hàng chục gia đình vô gia cư ở Rome. Dòng chữ tạm dịch là "Mọi thứ sẽ ổn. Cùng với thu nhập và nhà cho tất cả mọi người". Ảnh: Simona Granati/Getty Images.

Vài ngày sau khi phong tỏa, mọi người trên khắp Italia đã hát và chơi nhạc từ ban công của họ và động viên nhau "Mọi thứ sẽ ổn thôi" (Andrà tutto bene).

Ba tuần sau, tiếng hát đã dừng lại và tình trạng bất ổn xã hội đang gia tăng do một phần lớn dân số, đặc biệt là ở miền Nam nghèo hơn, nhận ra rằng mọi thứ không ổn.

“Họ không còn hát hay nhảy trên ban công nữa”, theo Salvatore Melluso, một linh mục tại Caritas Diocesana di Napoli, một tổ chức từ thiện do nhà thờ tổ chức ở Napoli. “Bây giờ mọi người sợ hãi hơn - không phải vì quá nhiều virus, mà là vì nghèo đói. Nhiều người đã nghỉ việc và đói. Hiện tại có hàng dài người ở ngân hàng thực phẩm vì người nghèo".

Số trường hợp tử vong do Covid-19 ở miền Nam Italia ít hơn so với các khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng đại dịch đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế.

Căng thẳng đang hình thành trên khắp các khu vực nghèo nhất phía Nam tại Campania, Calabria, Sicily và Puglia khi mọi người hết lương thực và cạn kiệt tiền bạc.

Người đàn ông bên cạnh cái giỏ, nơi mọi người có thể quyên góp hoặc lấy thức ăn, ở Napoli hôm 30/3/2020. Ảnh: Ciro de Luca/Reuters.

Người đàn ông bên cạnh cái giỏ, nơi mọi người có thể quyên góp hoặc lấy thức ăn, ở Napoli hôm 30/3/2020. Ảnh: Ciro de Luca/Reuters.

Xuất hiện các báo cáo về việc các chủ cửa hàng nhỏ chịu áp lực phải cung cấp thực phẩm miễn phí, trong khi cảnh sát đang tuần tra các siêu thị ở một số khu vực để ngăn chặn các vụ trộm cắp.

Những người tự làm chủ hoặc những người làm việc trong các hợp đồng không đảm bảo lợi ích xã hội đã bị mất lương, và nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Paride Ezzine, một người phục vụ ở Palermo, Sicily, không còn nhận được tiền lương của mình.

“Rõ ràng, do phong tỏa, nhà hàng đã đóng cửa”, ông nói. "Tôi có một người vợ và hai đứa con và chúng tôi sống nhờ tiền tiết kiệm. Nhưng tôi không biết sẽ kéo dài được bao lâu. Tôi yêu cầu ngân hàng của tôi hoãn trả góp - họ nói không. Tình trạng này đang khiến chúng ta ngã quỵ".

Phong tỏa, dự kiến sẽ được kéo dài cho đến ít nhất là Lễ Phục sinh, cũng đang ảnh hưởng đến khoảng 3,3 triệu lao động không chính thức ở Italia, trong đó có hơn 1 triệu người sống ở Campania, Sicily, Puglia và Calabria, theo những số liệu gần đây nhất từ CGIA Mestre, một Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ có trụ sở tại Venice.

“Trong thực tế, chúng tôi không biết có bao nhiêu người đang làm việc trong khu vực không chính thức vì những con số này chỉ là ước tính”, ông Jac Orsina, Giáo sư chính trị tại Đại học Luiss ở Rome cho biết.

“Tuy nhiên, có một số lượng đáng kể người sống bằng lương hàng ngày, làm công việc không thường xuyên. Ngoài ra còn có nhiều chủ cửa hàng, hoặc các chuyên gia làm việc cho chính họ, những người có thể có dự trữ vừa phải cũng sẽ cạn kiệt khi thời gian phong tỏa dài hơn”, ông phân tích.

Một banner ở Napoli có nội dung: Đoàn kết, không có gì phải sợ hãi. Ảnh: Carlo Hermann/AFP/Getty Images.

Một banner ở Napoli có nội dung: Đoàn kết, không có gì phải sợ hãi. Ảnh: Carlo Hermann/AFP/Getty Images.

Trong bối cảnh bất ổn xã hội, Thủ tướng Giuseppe Conte, tuyên bố dùng 4,3 tỷ euro (khoảng 4,7 tỷ USD) từ một quỹ đoàn kết sẽ ngay lập tức được chuyển đến tất cả các thành phố và thêm 400 triệu euro sẽ được chuyển cho các thị trưởng đổi thành phiếu mua sắm thực phẩm.

Nhưng các thị trưởng đã phản đối rằng các khoản tiền, đặc biệt là 400 triệu euro chuyển thành phiếu mua thực phẩm, là không đủ.

“Khoản tiền này hoàn toàn không đủ”, Salvo Pogliese, thị trưởng của Catania nói. “Chúng tôi đã mong đợi nhiều hơn và tôi hy vọng chính phủ sẽ tìm ra cách. Tình hình là vô cùng phức tạp khi một phần đáng kể dân số có thu nhập bằng không. Những người trước đây sống có đạo đức, bây giờ thấy mình gặp khó khăn”.

Một trong những vấn đề là 4,3 tỷ euro đsẽ được trao cho các thị trưởng vào tháng Năm, và phần lớn tài trợ đã được chỉ định để chi tiêu trong các lĩnh vực khác.

Ông Orsina cho biết, “nếu chính phủ kỳ vọng số tiền này sẽ được sử dụng để nuôi sống người dân, thì các thành phố sẽ không có tiền cho những thứ khác. Và một khoản tiền mới trị giá 400 triệu euro, nếu bạn chia nó ra cho tất cả các thành phố, nỏ chỉ nhỏ như hạt đậu.

Vấn đề (áp lực) đã được chuyển giao cho các thị trưởng - Người Italia bây giờ sẽ đi hỏi họ về số tiền mà họ không thể cung cấp. Kỳ vọng đã được tạo ra nhưng không thể làm hài lòng”.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy các tổ chức tội phạm đang lợi dụng tình hình. Các cuộc điều tra đang được tiến hành về các hoạt động của một nhóm Facebook có tên là Cách mạng quốc gia, đã và đang xúi giục mọi người cướp phá siêu thị.

“Những kẻ [đằng sau nhóm này] là những kẻ, trước khi phong tỏa, kiếm sống từ các vụ cướp nhà và trộm cắp cửa hàng,” theo một nguồn tin từ đơn vị Digos của Sicily, đội cảnh sát chống khủng bố Italia.

Tuy nhiên, với một số hoạt động tội phạm đang ở chế độ chờ do bị phong tỏa, cướp phá chỉ còn xảy ra với ở các cửa hàng duy nhất mở cửa là siêu thị và cửa hàng thuốc.

Người dân ở Calabria chờ đợi để có thể lên phà tới Sicily mặc dù không có giấy phép cần thiết sau khi di chuyển bị hạn chế. Ảnh: Fortunato Serrano/Shutterstock.

Người dân ở Calabria chờ đợi để có thể lên phà tới Sicily mặc dù không có giấy phép cần thiết sau khi di chuyển bị hạn chế. Ảnh: Fortunato Serrano/Shutterstock.

Đây là những người, do nghèo đói tràn lan ở miền Nam, thường sống sót sau các hoạt động tội phạm, nhưng hiện tại hoạt động của họ không tốt lắm.

Leoluca Orlando, thị trưởng thành phố Palermo, đã yêu cầu chính phủ thiết lập "thu nhập sống sót" cho những công dân nghèo nhất vì lo ngại rằng các nhóm tội phạm có thể thúc đẩy các hành vi bạo lực.

Nhiều quan chức cũng lo lắng rằng mafia sẽ tận dụng sự nghèo đói đang gia tăng để tuyển người vào tổ chức.

Ông Orsina cho biết, “các tổ chức tội phạm có rất nhiều tiền và mọi người cuối cùng có thể phải chọn làm việc cho chúng, và một khi bắt đầu, họ không thể quay đầu trở lại”.

Trong khi đó, thuế cho các doanh nghiệp nhỏ chỉ đơn thuần là tạm ngừng, không bãi bỏ, có nghĩa là chủ sở hữu vẫn sẽ phải tìm tiền cho các khoản đóng góp ở giai đoạn sau, mặc dù mất thu nhập trong thời gian bị phong tỏa.

Và những người có thể tham gia hỗ trợ tài chính đang chống lại sự quan liêu ngột ngạt.

Người phụ nữ vẫy cờ trên ban công ở Napoli trong những ngày đầu sau khi có thông báo phong tỏa. Ảnh: Ciro de Luca/Reuters.

Người phụ nữ vẫy cờ trên ban công ở Napoli trong những ngày đầu sau khi có thông báo phong tỏa. Ảnh: Ciro de Luca/Reuters.

Massimiliano Panarari, giáo sư tại Đại học Luiss cho biết, “bộ phận quan liêu là một kẻ thù thực sự của đất nước này và trong tình huống khủng hoảng, nó không thể giải quyết được vấn đề”.

”Người dân có thể đã cố gắng giữ tinh thần của họ khi bắt đầu phong tỏa, nhưng bây giờ suy nghĩ của họ đang quay trở lại với thực tế cay đắng của một đất nước mong manh khủng khiếp”, ông nói.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.