| Hotline: 0983.970.780

'Nước thần' giúp thị trấn miền Bắc Italia không có ai nhiễm Covid-19?

Thứ Hai 30/03/2020 , 20:26 (GMT+7)

Đó là thị trấn thuộc vùng Piedmont gắn với "truyền thuyết về nước thần" đã chữa khỏi bệnh viêm phổi cho binh lính của Napoleon Bonaparte.

Vùng nông thôn xung quanh Montaldo Torinese. Nước từ thị trấn được cho là đã giúp chữa trị cho quân đội Napoléon khỏi bệnh viêm phổi. Ảnh: Reme Pre/Getty Images.

Vùng nông thôn xung quanh Montaldo Torinese. Nước từ thị trấn được cho là đã giúp chữa trị cho quân đội Napoléon khỏi bệnh viêm phổi. Ảnh: Reme Pre/Getty Images.

Người dân ở Montaldo Torinese, một ngôi làng ở vùng miền bắc nước Italia, cho đến nay vẫn không bị nhiễm virus Corona, khiến một số người tin rằng họ đang được nước thần bảo vệ, mà theo truyền thuyết đã chữa khỏi bệnh viêm phổi cho binh lính của Napoleon Bonaparte.

Montaldo Torinese nằm cách thành phố Torino, thủ phủ của khu vực nơi mà vào thứ Bảy, có tới 3.658 người bị nhiễm virus. Cả vùng Piedmont, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thứ tư ở Italia, đã có 8.206 trường hợp nhiễm virus vào Chủ nhật.

Nước từ giếng ở Montaldo Torinese, thị trấn gồm 720 cư dân, được cho là đã giúp chữa trị cho quân đội Napoléon, người đã dựng trại ở làng vào tháng 6/1800 trước trận chiến ở Marengo gần đó.

"Theo truyền thuyết, các tướng lĩnh của Napoléon đã bị bệnh viêm phổi”, ông Sergio Sergio Gaiotti, thị trưởng của Montaldo Torinese, nói với tờ Guardian.

“Và nhờ vào không khí trong lành và vùng nông thôn hoang sơ, và nước giếng, họ đã được chữa khỏi. Trong thời gian đó, nước có thể đã giúp đỡ. Nhưng ngày nay, giếng đã đóng nắp và nước chỉ được sử dụng để tưới cho các cánh đồng. Bạn không thể uống nước giếng”.

Napoleon và quân đội của ông tiếp tục giành chiến thắng trong trận chiến chống lại lực lượng Áo tại Marengo.

Montaldo Torinese có một dân số lớn tuổi, nhưng đây cũng là nơi sinh sống của các gia đình trẻ, với những người tới Torino để làm việc.

Ông Gaiotti cho biết những lý do đáng tin cậy hơn cho việc không có virus Corona tại thị trấn có thể là không khí trong lành và lối sống lành mạnh, cũng như nỗ lực của ông để cảnh báo mọi người về nguy cơ của Covid-19 và phân phát khẩu trang cho tất cả các gia đình.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm