| Hotline: 0983.970.780

Cây mai dương xâm hại rừng

Thứ Năm 13/12/2012 , 10:59 (GMT+7)

Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang đối mặt với loài cây trinh nữ (còn gọi là cây mai dương, cây mắc cỡ, mắt mèo...) mọc tràn lan.

Đã có nhiều cách diệt trừ cây mai dương nhưng chưa hiệu quả

Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang đối mặt với loài cây trinh nữ (còn gọi là cây mai dương, cây mắc cỡ, mắt mèo...) mọc tràn lan, lấn chiếm ngày càng nhiều diện tích làm ảnh hưởng đến việc sinh sống của các loài động - thực vật.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc VQG Tràm Chim cho biết, trước đây chỉ xuất hiện một vài cây mai dương, đến năm 2000 đã chiếm gần 500 ha và tới nay loài cây ngoại lai này đã xâm lấn trên 3.000 ha. Dù lực lượng của vườn thường xuyên cắt trái, chặt cây, đốt... nhưng mai dương vẫn tiếp tục phát triển, làm tổn hại đến đời sống của các loài cây khác, giảm đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái, thay đổi chế độ thủy văn, thành phần dinh dưỡng trong đất và làm cho các loài chim, cò, sếu... không dám đáp xuống kiếm ăn vì sợ gai nhọn của mai dương...

 Nếu không sớm tiêu diệt loài cây độc hại này thì không bao lâu mai dương sẽ bao trùm cả khu vườn. Những năm qua, VQG Tràm Chim đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về phòng trừ cây mai dương. Nhiều nhà khoa học đều cho rằng tác hại của loài cây trinh nữ là rất lớn. Mỗi năm, loài cây này nảy nở tăng gấp đôi diện tích mai dương. Nếu không sớm tiêu diệt thì trong 4 - 5 năm nữa, VQG sẽ biến mất các loài động, thực vật quý hiếm. Đây cũng là một thực tế đáng lo ngại mà nhiều VQG trên thế giới đã mắc phải.

Nhiều chuyên gia còn đánh giá, nếu không tiêu diệt cây trinh nữ ngay từ bây giờ thì vài năm tiếp sau Nhà nước có tốn kém hàng chục tỷ đồng cũng không thể nào diệt trừ hết loài cây nguy hại này! Hiện tại, mai dương không chỉ gây hại VQG Tràm Chim mà nó đang là mối đe dọa đến đời sống của một số loài động, thực vật của vùng đồng bằng Nam bộ, Đông Nam bộ...

Mai dương hay trinh nữ vẫn là loài cây để các nhà thực vật học nghiên cứu và tìm biện pháp hữu hiệu để diệt trừ tận gốc loài cây độc hại có tên khá mỹ miều này.

PGS.TS Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN- PTNT) cho biết: “Có 3 biện pháp cơ bản để diệt cây mai dương là thủ công, hóa học và sinh học; trong đó biện pháp sinh học đã được tiến hành ở Thái Lan, Úc... như thả mọt đục hạt, sâu đục thân, đục ngọn cây, nhưng ở nước ta chưa được áp dụng...”.

Theo KS Võ Văn Chưa, Phó trưởng Phòng NN- PTNT huyện Tam Nông, sử dụng thuốc diệt cỏ cao cấp cực mạnh như Roundup để diệt mai dương, nhưng chỉ áp dụng được cho từng cụm có loài cây này, nếu không sẽ xâm hại tới cây trồng khác. Còn biện pháp tăng cường lực lượng làm cỏ bằng thủ công đáng ngại là để hạt của cây mai dương rơi đến đâu, theo nước trôi tới đâu... thì sẽ mọc cây tới đó”.

Theo nghiên cứu của VQG Tràm Chim, có 5 loại hóa chất diệt cây mai dương thích hợp theo từng chu kỳ sinh trưởng là thuốc Glyphosate, Truyclopyr, Paraquat, Metsulfuronmethyl và 2,4D. TS Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thử nghiệm sử dụng thân cây mai dương để làm nguyên vật liệu trồng nấm mèo, nấm đông cô… Nhiều hộ dân sống quanh VQG Tràm Chim đã phát triển nghề nuôi dê sinh sản để dê ăn cây mai dương, nhưng xem ra vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Phối hợp xử lý tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình trên biển

BÌNH THUẬN Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp, tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với tàu cá nhằm nỗ lực tháo gỡ 'thẻ vàng' EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.