| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng

Thứ Sáu 30/06/2017 , 14:35 (GMT+7)

Làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa bởi tính chất quyết định năng suất, do đó bất kỳ một tổn thương nào tại thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con. 

Vì vậy, bà con cần trang bị thật đầy đủ kiến thức canh tác về chăm sóc lúa ở giai đoạn làm đòng để vừa đạt năng suất cao, vừa tối ưu về mặt chi phí.

Chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng
Nông dân ĐBSCL phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

GS. TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Làm đòng là một giai đoạn cực trọng đối với cây lúa vì là lúc chuyển đổi từ thời kỳ sinh trưởng sang sinh sản, ở thời điểm này cây lúa vừa phải hoàn thiện các bộ phận, vừa phải tích lũy thật nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng, do đó vấn đề tập trung dinh dưỡng là rất lớn mà dinh dưỡng nhiều thì sâu bệnh lại dễ tấn công”. 

Điều này hoàn toàn phù hợp với thông tin được ghi nhận từ các địa phương, cụ thể là tại thời điểm làm đòng trong vụ HT 2017 đã và đang có rất nhiều đối tượng gây hại đe dọa quá trình sinh trưởng của cây lúa, về côn trùng thì có rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu cắn chẽn, nhện gié, muỗi hành..., về bệnh hại thì có đạo ôn, cháy bìa lá và khô vằn.

  Mặc dù các đối tượng gây hại là rất nhiều và khó kiểm soát nhưng bà con đừng vì nôn nóng và lo sợ quá mức mà áp dụng các biện pháp phòng trị không đúng cách như phun thuốc liên tục hay phối trộn từ rất nhiều loại với nhau, điều này sẽ làm tốn kém rất nhiều ở chi phí đầu tư mà lại gây ảnh hưởng xấu đến thiên địch có lợi và sức khỏe. 

Theo lời khuyên từ các nhà khoa học thì trước hết bà con cần chuẩn bị tốt ở các bước đầu tiên như làm đất, cày sâu bừa kỹ để tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, chọn thời điểm gieo sạ phù hợp và đồng loạt nhằm né tránh sâu rầy, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa để tránh trường hợp thừa dinh dưỡng. Nên quan sát thật kỹ trên đồng ruộng để xem đối tượng nào đang tấn công nhằm chọn ra loại thuốc phù hợp vì đôi khi chỉ cần sử dụng một loại thuốc đã có thể quản lý nhiều đối tượng cùng lúc, nhờ vậy sẽ giảm được một phần rất lớn chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, bà con cần cường lực thêm cho cây lúa bằng cách sử dụng Plasti Mula 1SL tăng cường sức sống để cây lúa khỏe hơn, có thể phun Plasti Mula 1SL trước khi bón phân đón đòng từ 3 – 5 ngày để cây lúa ra nhiều rễ mới và phát triển nhiều lông hút nhằm tiếp nhận cũng như hấp thu tối đa các nguồn dinh dưỡng. Từ đó, cho đòng to, hạn chế thất thoát nguồn phân bón mà bà con đã đầu tư.

Với tất cả những tính năng vượt trội, Plasti Mula 1SL tăng cường sức sống đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu đối với cây lúa vào giai đoạn làm đòng. Quý bà con hãy liên hệ hotline 1800 1083 để được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác cũng như các biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả và tối ưu nhất.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.