| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi gia cầm đứng trước cơ hội 'lột xác'

Thứ Năm 15/08/2024 , 08:57 (GMT+7)

TIỀN GIANG Dư địa ngành chăn nuôi gia cầm đẻ trứng vẫn còn lớn, nhưng hiện đứng trước những thách thức không nhỏ, đáng quan ngại nhất vẫn là sự đe dọa thường xuyên của dịch bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: Minh Đảm.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: Minh Đảm.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chăn nuôi gia cầm đang đứng trước nhiều cơ hội để “lột xác”, phát triển mạnh mẽ.

Lợi thế lớn nhất chúng ta đang có là công nghệ sản xuất ở khu vực chăn nuôi công nghiệp ngày càng hiện đại, giúp gia tăng hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường.

Đàn gia cầm trong nước phát triển mạnh trong thời gian gần đây, tổng đàn hiện có gần 560 triệu con, quy mô đứng thứ 10 châu Á, thứ 31 trên thế giới nhưng khả năng xuất khẩu còn hạn chế.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm chính ngạch dần dần được khơi thông. Hiện nay, tiêu thụ trứng các nước đang phát triển mới đạt 8,9kg/người, trong khi đó ở các nước phát triển là 13,8kg/người nên dư địa tiêu thụ trứng ở nước ta còn rất lớn, nhu cầu ngày càng tăng, dự kiến 2030 đạt 250 quả/người. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ trứng toàn cầu trong 10 năm tới tăng 5,4%. Còn bây giờ, tốc độ tăng trưởng về đầu con và sản lượng trứng tăng 5 - 6%/năm.

Cụ thể, tổng đàn gà, vịt chiếm 1,95% tổng đàn của thế giới, song sản lượng thịt chỉ chiếm 1,72% và sản lượng trứng chiếm 0,78%, bình quân số trứng trên cho người là 190 quả, thấp hơn của thế giới 25 quả. Từ đó, củng cố nhận định dư địa phát triển chăn nuôi gia cầm đẻ trứng của nước ta vẫn còn lớn. Tuy nhiên, việc cần làm là phải nâng cao chất lượng trứng gia cầm trong nước.

Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đứng trước những thách thức không nhỏ. Đáng lo ngại nhất, dịch bệnh vẫn là mối đe dọa thường xuyên.

Các bệnh cúm gia cầm, bệnh bạch lỵ, bệnh Marek và một số bệnh virus khác làm giảm sản lượng trứng. Công tác giống là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm nên cần được quan tâm nhiều hơn bởi hiện chưa có hệ thống giống chuẩn mực.

Thực tế, các giống gia cầm cao sản chuyên trứng đều phải nhập ngoại, khi đó giá đầu vào cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Từ đó, dẫn tới lợi thế cạnh tranh đang rơi vào tay các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước nên tập trung vào sản xuất con giống, nhà máy giết mổ, chế biến, xuất khẩu... để gia tăng sức cạnh tranh.

Chăn nuôi gia cầm chuyên trứng trước thách thức nâng cao chất lượng cần tận dụng các lợi thế của khoa học công nghệ hiện để lột xác. Ảnh: Minh Đảm.

Chăn nuôi gia cầm chuyên trứng trước thách thức nâng cao chất lượng cần tận dụng các lợi thế của khoa học công nghệ hiện để lột xác. Ảnh: Minh Đảm.

Ngoài ra, người chăn nuôi cũng đang rất lo lắng về vấn đề nhập thịt bò, heo, gà có thể ảnh hưởng đến chăn nuôi Việt Nam bởi giá thịt nhập vào luôn thấp hơn giá bán ở Việt Nam.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, giá thành con giống nhập khẩu về Việt Nam cao, năng suất chăn nuôi ở Việt Nam thấp dẫn đến giá thành cao. “Tới đây, Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ đề xuất hạn chế tình trạng nhập thịt từ nước ngoài, đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trong nước”, ông nói.

Từ thực trạng này, tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt cho rằng, giải pháp cần phải làm là củng cố và quản lý tốt hệ thống giống quốc gia, đảm bảo các yếu tố áp lực chọn lọc, cơ cấu đàn giống và kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, đảm bảo đàn giống nội địa 5 triệu con, đàn giống nhập ngoại từ 4 - 4,8 triệu con.

Bên cạnh đó, ông cũng nêu thêm một loạt giải pháp khác như tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở nuôi giữ giống. Kiểm tra năng suất, kiểm định chất lượng đàn giống. Xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm chế biến, xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến gia cầm.

Áp dụng các biện pháp để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm gia cầm nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất. Chuẩn hóa dữ liệu thống kê về sản xuất và thương mại của ngành gia cầm. Tăng cường công tác quảng bá truyền thông.

Xem thêm
Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược

CÀ MAU Với cách làm đi ngược với xu thế chung trong nuôi tôm công nghiệp, một người đàn ông ở Cà Mau đã thành công với mô hình nuôi tôm sạch bằng thảo dược.

Bà con miền Bắc nên trồng hoa gì cho dịp Tết Ất Tỵ?

Bão số 3 đã vùi dập hầu hết các vùng trồng hoa ở phía Bắc. Chỉ còn 3 tháng nữa là đến Tết, vậy nên trồng hoa gì để có đủ hoa cho Tết?

Tiến tới nông thôn số - nông dân số

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh lấy người dân làm trung tâm.

Bình luận mới nhất