| Hotline: 0983.970.780

Châu Thành cán đích

Thứ Tư 27/12/2023 , 13:35 (GMT+7)

TIỀN GIANG Năm 2023, sau huyện Cái Bè, Châu Thành là huyện thứ 2 được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh đề xuất Trung ương xét đạt chuẩn nông thôn mới.

Giao thông nông thôn ở huyện Châu Thành rất thuận tiện. Ảnh: Minh Đảm.

Giao thông nông thôn ở huyện Châu Thành rất thuận tiện. Ảnh: Minh Đảm.

Người dân hài lòng 

Theo kết quả thẩm định của Sở NN-PTNT, huyện Châu Thành có 22/22 xã được công nhận là xã nông thôn mới, 5/5 xã đạt nông thôn mới nâng cao, thị trấn Tân Hiệp đạt chuẩn đô thị văn minh đáp ứng các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Qua thảo luận, đánh giá và đối chiếu với các quy định đã ban hành, các đại biểu thống nhất nhận định, Châu Thành đã đảm bảo đủ điều kiện để xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Các thành viên Ban Chỉ đạo NTM của tỉnh đã tiến hành bỏ phiếu thống nhất đề nghị Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành Trung ương tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới với tỷ lệ phiếu nhất trí đạt 100%. 

Các đại biểu thống nhất huyện Châu Thành đã đảm bảo đủ điều kiện để xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: Minh Đảm.

Các đại biểu thống nhất huyện Châu Thành đã đảm bảo đủ điều kiện để xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành thu nhập bình quân đầu người trong huyện đạt trên 66 triệu đồng/năm (tăng 45 triệu đồng so với năm 2011), tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều là 1,47%.

Kết quả khảo sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 51.379 phiếu tại 129 khu dân cư trong thời gian từ ngày 14/11 đến 1/12 thì tỉ lệ hài lòng của các hộ dân đạt 99,9%.

Tại xã Thân Cửu Nghĩa, ông Võ Văn Tròn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, năm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã nỗ lực duy trì đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 22 lao động và tạo việc làm mới cho 155 lao động. Qua đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 71%. Về công tác giảm nghèo, số hộ nghèo của xã còn 77 hộ, chiếm tỷ lệ 1,32%; số hộ cận nghèo 109 hộ chiếm tỷ lệ 1,87%.

Sản xuất rau màu là thế mạnh của nông dân huyện Châu Thành. Ảnh: Minh Đảm.

Sản xuất rau màu là thế mạnh của nông dân huyện Châu Thành. Ảnh: Minh Đảm.

Thế mạnh của địa phương là rau màu và ăn trái do đó trong công tác thủy lợi, xã thường xuyên thực hiện công tác quản lý duy trì thông thoáng lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn xã. Năm nay, vận động nhân dân hưởng lợi trên tuyến kênh ra quân trục vớt 11 tuyến kênh với chiều dài 14.150m, đạt 100% kế hoạch. Ông Phạm Tấn Hùng ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa cho biết, “địa phương rất quan tâm công tác thủy lợi nên không xảy ra tình trạng thiếu nước, ngập úng, sản xuất rau màu rất thuận lợi”.

40 sản phẩm OCOP

Châu Thành có diện tích đất tự nhiên trên 23 nghìn ha, dân số gần 267 nghìn người, trong đó trên 77 nghìn hộ dân chủ yếu phát triển về sản xuất nông nghiệp. Huyện gồm 22 đơn vị hành chính, là cửa ngõ chính của tỉnh Tiền Giang đi TP HCM và các tỉnh ĐBSCL với các trục quốc lộ 1, các đường và nhánh rẽ cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, các tỉnh lộ 864, 876, 870, 866… nằm cặp ven sông Tiền.

Huyện đã khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế nông nghiệp đan xen với phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thương mại dịch vụ… Huyện có 4 làng nghề truyền thống ở xã Tân Lý Tây.

Huyện Châu Thành đã khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đảm.

Huyện Châu Thành đã khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đảm.

Phát huy vai trò của các làng nghề truyền thống, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Châu Thành đã có 40 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 14 sản phẩm OCOP 4 sao và 26 sản phẩm OCOP 3 sao, 65% sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm và 35% nhóm đồ uống, mỹ phẩm. Huyện có 9/22 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP với 14 chủ thể, trong đó có 3 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 4 công ty, 7 cơ sở sản xuất.

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của huyện trong việc hoàn thành các tiêu chí. Ông yêu cầu huyện cần tiếp tục giữ vững và phát huy các tiêu chí đã đạt được, chú ý xây dựng văn hóa tinh thần cho người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Sở NN-PTNT, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh phối hợp với huyện Châu Thành tiếp tục sớm hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương xem xét, quyết định.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.