| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học thủy sản tràn lan, thắt chặt công tác giám sát, hậu kiểm

Thứ Tư 13/09/2023 , 14:40 (GMT+7)

ĐBSCL Bộ NN-PTNT yêu cầu ngành thú y và các địa phương giám sát, kiểm soát chặt chẽ, tránh ảnh hưởng công tác phòng bệnh thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành thú y thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm chế phẩm sinh học. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành thú y thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm chế phẩm sinh học. Ảnh: Kim Anh.

9 tháng đầu năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại cả nước đã tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương trên 22.500ha. Phần lớn thiệt hại xảy ra trên diện tích nuôi tôm nước lợ, chiếm tới 88%.

Bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm chủ yếu: Đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính. Tuy nhiên, so với năm 2022, các bệnh này đã có chiều hướng giảm. Tại một số vùng nuôi các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau cũng ghi nhận bệnh vi bào tử trùng và có nguy cơ lan rộng. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp do dịch bệnh, biến đổi môi trường, thời tiết gây thiệt hại đến diện tích nuôi trồng thủy sản.

Tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh vừa diễn ra ở TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thẳng thắng chỉ ra, chế phẩm sinh học được xem là tác nhân kiểm soát dịch bệnh lại được bán tràn lan trên thị trường.

Thậm chí, có những trường hợp tiếp tay bán sản phẩm không chất lượng, khiến tôm, cá tra chết, năng suất thấp. Thứ trưởng đặt ra câu hỏi “Công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm có làm chặt không”?

Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm có chiều hướng giảm so với năm 2022. Ảnh: Kim Anh.

Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm có chiều hướng giảm so với năm 2022. Ảnh: Kim Anh.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp yêu cầu lực lượng thú y các địa phương phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh chế phẩm sinh học trong thủy sản, cùng nhau "dàn trận" để giải quyết vấn đề này, từ đó đưa ra những hướng dẫn, cảnh báo, tập huấn cho người nuôi.

Tiêm vacxin là lá chắn thép bảo vệ thủy sản. Hiện trên thế giới chưa có vacxin phòng bệnh cho tôm, giáp xác và nhuyễn thể. Tại Việt Nam, đã có vacxin phòng bệnh cho cá tra và tới đây là một số loài cá nước ngọt.

Các biện pháp phòng bệnh trên tôm nuôi chủ yếu dựa vào việc sử dụng con giống sạch bệnh kết hợp các biện pháp an toàn sinh học tại cơ sở, quản lý ao nuôi, xây dựng quy trình nuôi phù hợp với từng vùng nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản để mầm bệnh không xâm nhập sâu.

Vừa qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ để tìm hướng xử lý dịch bệnh trên tôm nhưng lại chưa mang lại hiệu quả. Sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ xét duyệt chặt chẽ, sâu các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ để các công trình nghiên cứu đi vào thực tiễn, mang lại những giải pháp tối ưu, hiểu quả cho người nuôi và doanh nghiệp.

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cũng đề nghị các địa phương quan tâm, tăng cường sử dụng các nguồn lực để triển khai giám sát chủ động dịch bệnh. Thống kế, hiện cả nước có 42 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2023. Nhưng chỉ có 21 tỉnh bố trí kinh phí với số tiền trên 40 tỷ đồng.

Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Anh.

Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Thú y thủy sản, Cục Thú y đánh giá, nguồn lực này không đủ để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là việc giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân thủy sản chết nhiều.

Cũng có trường hợp một số địa phương chỉ bố trí nguồn kinh phí khi dịch bệnh xảy ra, chưa đúng tinh thần “phòng bệnh là chính”. Qua rà soát, Thứ trưởng Tiến thông tin, kinh phí phòng chống dịch bệnh thủy sản chỉ chiếm khoảng 8,34% tổng số kinh phí cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Những tháng cuối năm, Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao hoặc nuôi phổ biến.

Đến nay, cả nước đã có 32 cơ sở an toàn dịch bệnh. Trong đó, 32 cơ sở sản xuất tôm (27 cơ sở sản xuất tôm giống với số lượng đạt 40 tỷ post/năm và 3 cơ sở nuôi tôm thương phẩm), 2 cơ sở sản xuất cá cảnh xuất khẩu.

Cục Thú y đang tiếp tục hỗ trợ các cơ sở nuôi tôm xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định để phục vụ xuất khẩu.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.