| Hotline: 0983.970.780

Chính sách kiềm chế lạm phát của Putin bị chỉ trích

Thứ Năm 22/07/2021 , 15:21 (GMT+7)

Trong một phiên họp qua truyền hình, người dân Nga hỏi ông Putin lý do tại sao giá thực phẩm thiết yếu tăng cao gây khó khăn cho những người về hưu hoặc lương thấp?

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ nông dân trồng ngô ở Semikarakorsk hồi năm 2015. Ảnh: Getty

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ nông dân trồng ngô ở Semikarakorsk hồi năm 2015. Ảnh: Getty

Hiện vị thế của ông Putin được coi là “vô đối” ở Nga trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 9 tới, tuy nhiên giới quan sát cho rằng giá lương thực cũng được cho là rất nhạy cảm về mặt chính trị. “Nếu giá ô tô tăng lên thì chỉ có một số ít người chú ý. Nhưng khi bạn mua thực phẩm hàng ngày với giá tăng thì nó khiến bạn có cảm giác lo lắng lạm phát tiêu dùng, ngay cả khi nó không phải vậy", một quan chức giấu tên nói.

Ông Putin thừa nhận giá lương thực quá cao là một vấn đề “bất hợp lý” và đổ lỗi cho thị trường thế giới. Nhà lãnh đạo Nga cam kết tiếp tục thực hiện từng bước để đối phó với vấn đề bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng không nói chi tiết.

Theo Reuters, giá cả các mặt hàng thiết yếu tại Nga tăng mạnh đang khiến một số cử tri lo lắng, đặc biệt là những người lớn tuổi với đồng lương hưu ít ỏi cho biết “họ không muốn tái diễn cảnh những năm 90 khi lạm phát tăng vọt dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực”.

Hồi tháng trước, Tổng thống Nga Putin đã hối thúc chính phủ liên bang thực hiện các bước để đối phó với lạm phát, bao gồm áp thuế xuất khẩu lúa mì từng bước từ đầu năm, trước khi áp vĩnh cửu từ hôm 2/6 và định giá bán lẻ đối với các loại thực phẩm thiết yếu khác nhau.

Tuy nhiên chính sách này đang có nguy cơ làm tổn thương ngành nông nghiệp khi nông dân kêu ca các sắc thuế mới không khuyến khích họ đầu tư dài hạn, thậm chí nổ ra một số cuộc đình công. Nga hiện là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, nên chính sách của Moscow đã tác động gây lạm phát ở một số thị trường quốc tế vô hình trung đẩy giá lúa mì thế giới lên mức cao nhất trong bảy năm.

Theo Bộ Kinh tế Nga, các biện pháp được áp dụng kể từ đầu năm 2021 đã giúp ổn định giá lương thực. Cụ thể giá đường chỉ tăng 3% trong năm nay sau khi tăng 65% vào năm 2020 và giá bánh mì tăng 3% sau khi tăng 7,8% vào năm ngoái. Trong khi đó, Điện Kremlin coi hành động của chính phủ nhằm hạn chế việc tăng giá đối với một loạt sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm là “rất hiệu quả”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết lạm phát tiêu dùng - bao gồm thực phẩm cũng như nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác đã tăng liên tục ở Nga trong tháng 6 vừa qua (tăng 6,5% so với một năm trước đó) và đó là tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 năm. Cũng trong tháng này, giá lương thực đã tăng 7,9% so với năm trước.

Thu hoạch lúa mì ở Vùng Stavropol, Nga ngày 17 tháng 7 năm 2021. Ảnh: RT

Thu hoạch lúa mì ở Vùng Stavropol, Nga ngày 17 tháng 7 năm 2021. Ảnh: RT

Một số người Nga cho rằng, những nỗ lực của chính phủ là không đủ, nhất là với mức lương thực tế giảm cũng như lạm phát tăng cao, khiến chỉ số xếp hạng của đảng đương quyền đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Dmitry Rylko -công ty tư vấn nông nghiệp IKAR có trụ sở tại Moscow đề cập: “Chính sách thuế mới không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại mà còn có thể mất một quá trình dài từ ​​ba đến năm năm. Một số nông dân thậm chí có thể đã nhìn thấy ảnh hưởng sớm hơn nên đã cân nhắc thu hẹp diện tích gieo trồng lúa mì trong hai vụ tới.

“Chính sách thuế ngũ cốc của Nga đang khiến thị trường khó dự đoán hơn nhiều và có thể dẫn đến việc nước này bị mai một phần thị phần xuất khẩu trong tương lai”, một nhà nhập khẩu lúa mì lớn ở Ai Cập cho biết.

Bà Alla Atakyan, một giáo viên hưu trí 57 tuổi ở thành phố nghỉ mát Sochi cho biết, giá cà rốt "từ 40 rúp (0,5375 đô la), sau đó nhảy lên 80 rúp, rồi 100. Chúng tôi không hiểu nổi điều gì đang xảy ra? Còn Galina, một người hưởng lương hưu ở Moscow, cũng phàn nàn về việc tăng giá mạnh, bao gồm cả bánh mì. "Mức trợ cấp khó khăn hầu như không có giá trị gì vì nó đã lỗi thời 72 năm”.

(Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.