| Hotline: 0983.970.780

Cho ý kiến hai dự án Luật

Thứ Ba 14/01/2014 , 09:36 (GMT+7)

Những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau liên quan đến hai dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại buổi làm việc thứ 2, phiên họp thứ 24...

Những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau liên quan đến hai dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại buổi làm việc thứ 2, phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra vào chiều 13/1. 

Dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thảo luận lần đầu và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, bổ sung thêm một chương về quá cảnh.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật có 9 chương, 57 điều. Để có cơ sở tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến làm rõ thêm 5 vấn đề gồm: quá cảnh; người không quốc tịch; đơn phương miễn thị thực; thẩm quyền mời, bảo lãnh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và khu vực hạn chế người nước ngoài tạm trú, đi lại. 

Thường vụ Quốc hội cho rằng, người nước ngoài quá cảnh không chỉ ở cửa khẩu quốc tế đường không mà còn ở cửa khẩu quốc tế đường biển, đường sắt và vấn đề này đã được quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia, do đó để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật và thực tiễn, cần bổ sung nội dung quá cảnh vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. 

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Thường vụ Quốc hội vẫn còn có ý kiến khác nhau việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với một số hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa”.

Có ý kiến cho rằng, phần mặt nước ven bờ từ giới hạn hành lang bảo vệ luồng đến mép bờ không được coi là đường thủy nội địa nhưng lại được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường thủy nội địa là mâu thuẫn với tên gọi của Luật và có nội hàm không thống nhất với nội dung quy định tại Điều này. Do đó, không nhất thiết phải bổ sung một khoản vào Điều 1 để mở rộng phạm vi điều chỉnh mà chỉ cần chỉnh sửa lại các khái niệm “đường thủy nội địa”, “luồng chạy tàu”.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất