| Hotline: 0983.970.780

Chới với rừng phòng hộ Kỳ Sơn

Thứ Sáu 08/10/2021 , 09:25 (GMT+7)

Huyện Kỳ Sơn đã thanh lý xong hơn 130m3 gỗ tang vật từ các vụ án phá rừng, tuy nhiên để ổn định còn rất nhiều việc phải làm.

Thu gấp đôi giá khởi điểm

Ngày 23/9/2021, ông Nguyễn Sỹ Thắng, Phó Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn xác nhận hơn 130m3 gỗ, vốn là tang vật thu giữ được qua vụ việc phá rừng tại xã Na Ngoi và Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn đã xử lý xong.

Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, vật chứng của vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” năm 2017 bao gồm 130,852 m3 gỗ Sa mu dầu (664 tấm) và 2,772 m3 gỗ Pơ mu (27 tấm). Ngày 5/6/2021 cơ quan chức năng đã tiến hành tổ chức đấu giá tại Công an huyện Kỳ Sơn với sự tham gia của 14 tổ chức/ cá nhân, mức giá khởi điểm là 1.210.932.000 đồng.

Đấu giá thành công hơn 130 m3 tồn đọng suốt nhiều năm, nay số lượng gỗ được bảo quản tại BQL RPH Kỳ Sơn, vốn là tang vật của các vụ án không còn là bao. Ảnh: Việt Khánh. 

Đấu giá thành công hơn 130 m3 tồn đọng suốt nhiều năm, nay số lượng gỗ được bảo quản tại BQL RPH Kỳ Sơn, vốn là tang vật của các vụ án không còn là bao. Ảnh: Việt Khánh. 

Sau 10 vòng đấu giá, ông N.V.K, trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là người được xướng tên với số tiền chi ra là 2.521.000.000 đồng. Mức giá vượt xa so với… kỳ vọng ban đầu.

Đành rằng tang vật vụ án (gỗ Sa mu và Pơ mu) nằm trong danh sách gỗ quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thế nhưng trên thực tế số lâm sản này đã bị các đối tượng lâm tặc khai thác từ lâu, lại không được bảo quản đến nơi đến chốn nên nhiều phần đã xuống cấp, mục ruỗng trông thấy.

Bàn nát giấy vẫn chưa xong

Khoảng năm 2018 đổ về trước diễn biến rừng trên địa bàn Nghệ An, đặc biệt là khu vực 2 huyện vùng cao là Tương Dương và Kỳ Sơn thực sự phức tạp với hàng loạt vụ phá rừng quy mô gây chấn động.

Dù vậy những năm gần đây, nhất là sau thời điểm áp dụng chủ trương “đóng cửa rừng” tình hình nhìn chung đã hạ nhiệt thấy rõ, thực trạng phá rừng cơ bản được kiểm soát tối đa, có chăng chỉ lác đác vài vụ nhỏ lẻ, mục đích chặt gỗ phần nhiều là gia cố nhà ở xuất phát từ nhu cầu thực tế của người bản địa.

Đây quả sự là tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành lâm nghiệp đang đối mặt với không ít vấn đề nan giải do thiếu hụt trầm trọng nhân lực, khi cán bộ chuyên môn đồng loạt nghỉ việc.

Gánh nặng đã giảm tải phần nào nhưng để duy trì ổn định xuyên suốt nhất thiết phải “cải tổ” triệt để trên nhiều phương diện. Lấy Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn làm điểm, đơn vị này đang được giao quản lý khoảng 170.000 ha, kế hoạch sẽ bàn giao về địa phương quản lý hơn phân nửa nhằm đáp ứng nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong xu thế mới.

Đến nay việc bàn giao hơn 95.000 ha đất của BQL RPH Kỳ Sơn về cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng vẫn chưa được thực hiện. Ảnh: Việt Khánh.

Đến nay việc bàn giao hơn 95.000 ha đất của BQL RPH Kỳ Sơn về cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng vẫn chưa được thực hiện. Ảnh: Việt Khánh.

Chủ trương trên manh nha hơn chục năm rồi nhưng “ngâm” mải miết từ đó đến nay. Với lý do này, có thể khẳng định Kỳ Sơn là địa phương triển khai kế hoạch giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp GCN-QSDĐ gặp trắc trở bậc nhất trên địa bàn tỉnh.

Nguyên do chậm trễ bắt nguồn từ sự "lòng vòng" của quy định hiện hành. Chi tiết hơn, thực hiện theo nhiệm vụ rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và kết quả Đề án giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp, BQL RPH Kỳ Sơn đã tiến hành trình phương án sắp xếp xử lý tài sản công, nội dung được xem là "mấu chốt" của vấn đề. Tưởng như đến đây nút thắt đã được tháo gỡ, nào ngờ cái sảy lại nảy cái ung.

Chi tiết hơn, ngày 15/7/2021 đơn vị đã gửi Sở Tài chính Công văn đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP. Sau đó, Sở Tài chính có văn bản phản hồi với nội dung như sau: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp không thuộc đối tượng sắp xếp theo Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 cùa Chính phủ (về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP - PV) mà thực hiện theo quy định của pháp luật về luật đất đai, pháp luật lâm nghiệp và pháp luật có liên quan.

Bám vào đây, Ban tiếp tục tiếp tục làm Công văn gửi Sở TN-MT đề nghị thẩm định diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp để làm cơ sở điều chỉnh. Dự kiến đơn vị giữ lại 77.480,74 ha, sẽ bàn giao về cho chính quyền địa phương quản lý, sử dụng 95.215,55 ha (đất rừng phòng hộ trên 7.207 ha; đất rừng sản xuất trên 64.318 ha; đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp trên 23.599 ha). Rạch ròi là vậy nhưng đến tận thời điểm này, chưa có bất kỳ diện tích nào hoàn thiện xong thủ tục (?!)

Ở khía cạnh khác, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đang tồn tại “dớp” luân chuyển lãnh đạo, trong khoảng 10 năm trở lại đây thôi cơ cấu thượng tầng thay đổi xoành xoạch. Gần đây nhất, sau khi ông Cao Văn Quỳnh rời cương vị Trưởng ban, ông Lê Phùng Diệu lên nắm quyền chưa ấm chỗ thì lập tức vướng vòng lao lý, nguyên do xuất phát từ những sai phạm khi còn công tác tại BQL RPH Quỳ Hợp. Đến nay, vị trí này còn… bỏ ngỏ. 

Để thuận tiện trong công tác chỉ đạo và đảm bảo tính ổn định lâu dài, nhất thiết phải lựa chọn người phù cho vị trí Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. 

Để thuận tiện trong công tác chỉ đạo và đảm bảo tính ổn định lâu dài, nhất thiết phải lựa chọn người phù cho vị trí Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. 

Bàn đến 2 nội dung trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, ông Thò Bá Rê nói rõ quan điểm: “Dưới góc độ của huyện, địa phương mong muốn tăng thêm biên chế cho Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn vì diện tích quản lý quá lớn. Thứ hai, sớm có phương án kiện toàn, bổ nhiệm vị trí Trưởng ban để tạo thuận tiện trong công tác chỉ đạo.

Trong khi đó, thực hiện đề án của UBND tỉnh về Đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, huyện Kỳ Sơn đã đăng ký liên tục nhưng đến nay vẫn đang vướng ở một số Sở, Ngành. Sau nông nghiệp lại đến tài chính, liên quan đến đánh giá tài sản gắn liền với đất, nhìn chung đường đi rất dài”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.