| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng dịch bệnh trên tôm hùm

Thứ Sáu 17/09/2021 , 13:27 (GMT+7)

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa có chiều hướng thuyên giảm, có được kết quả này là do người nuôi chủ động các biện pháp khuyến cáo.

Tỷ lệ dịch bệnh trên tôm hùm giảm

Xã Cam Bình, TP Cam Ranh- được xem là “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở tỉnh Khánh Hòa, với diện tích nuôi trồng thuỷ sản gần 90 ha, với 469 bè nổi, gần 10.000 lồng. Thời gian qua có thể nói nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên địa bàn xã này đã mang lại thu nhập cao cho kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thời gian gần đây tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa thuyên giảm. Ảnh: KS.

Thời gian gần đây tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa thuyên giảm. Ảnh: KS.

Ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cho biết, để phát triển tôm hùm bền vững, thời gian qua địa phương lưu ý người nuôi 2 vấn đề chính. Một là, bảo vệ môi trường nuôi. Về vấn đề này những năm qua Hội Nông dân xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đến từng cán bộ, hội viên thông qua các chi, tổ hội, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân trong việc tập trung xử lý thức ăn thừa của tôm, hạn chế sử dụng túi nilon thay bằng túi lưới mùng may để bảo vệ môi trưởng biển.

Hai là, chủ động phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi như các loại bệnh sữa, đỏ thân, đen mang, trắng râu, long đầu, đốm trắng trên vỏ… và các bệnh do môi trường (đóng rong, sum hà bám..). Nhờ vậy tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi những năm gần đây có sự chuyển biến thuyên giảm hẳn, tỷ lệ tôm nuôi bị bệnh chỉ chiếm từ 5-10% số lồng nuôi.

Anh Lê Văn Hòa, người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Đông, xã Cam Bình cũng xác nhận tình hình dịch bệnh trên tôm, nhất là bệnh sữa, đen mang những năm gần đây rất ít, trong khi trước có lồng hao hụt lên đến 30-40% sản lượng. Theo ông Hòa, để giảm tỷ lệ hao hụt bà con tuân thủ các biện pháp khuyến cáo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể việc chọn con giống, ương nuôi khỏe mạnh, nuôi mật độ vừa phải, khoảng từ 300-400 con/lồng, định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi tránh các tác nhân gây bệnh… Nhờ vậy, bà con nuôi có hiệu quả. Như gia đình anh Hòa có 30 lồng nuôi hùm nuôi theo kiểu cuốn chiếu. Những năm gần đây tôm nuôi khá hiệu quả, tỷ lệ hao hụt thấp, hàng năm lãi khoảng 300 triệu đồng. Riêng năm nay giá tôm hùm ở mức cao, gia đình vừa rồi thu lãi gần 500 triệu đồng.

Người nuôi tôm hùm cho biết, tỷ lệ tôm hùm bị bệnh chiếm tỷ lệ 5-10% số lượng nuôi. Ảnh: TT.

Người nuôi tôm hùm cho biết, tỷ lệ tôm hùm bị bệnh chiếm tỷ lệ 5-10% số lượng nuôi. Ảnh: TT.

Tương tự, tại vùng nuôi chủ yếu tôm hùm sao (tôm bông) ở xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh) những năm gần đây các bệnh sữa, đen mang trên tôm nuôi cũng giảm hẳn, chỉ xảy ra rải rác.

Ông Võ Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thạnh cho biết, đó là nhờ ý thức của bà con trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh trên tôm. Trong đó, bà con thả nuôi với mật độ vừa phải chỉ 70-80 con/lồng, trong khi trước đây 100 con/lồng. Bên cạnh đó, bà con rất chú trọng việc chăm sóc tôm nuôi, định kỳ đều bổ sung vitamin, khoáng chất…để tăng sức đề kháng cho tôm.

Theo bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, căn cứ kết quả giám sát và chủ động hướng dẫn phòng bệnh đối với tôm hùm nuôi trên địa bàn thời gian qua cho thấy tình hình có nhiều chuyển biến tích cực.

Năm 2018, toàn tỉnh đã có báo cáo về 10.517 lồng nuôi tôm hùm có hiện tượng chết rải rác (từ 1-2 con/lồng) do bệnh sữa và đỏ thân. Tuy nhiên năm 2019, toàn tỉnh chỉ phát hiện 63 lồng nuôi có dấu hiệu tôm chết do bệnh sữa và đen mang và năm 2020 chỉ phát hiện 40 lồng nuôi tôm hùm bị bệnh sữa tại Nha Trang. Đặc biệt 9 tháng đầu năm 2021, các vùng nuôi tôm hùm ở các địa phương chưa phát hiện dịch bệnh.

Khuyến cáo

Theo bà Thúy, trong các bệnh thường gặp trên tôm hùm nuôi thì bệnh gây thiệt hại và hao hụt số lượng nhiều là bệnh sữa và đỏ thân. Đối với những vùng nuôi có lượng trầm tích cao thì bệnh đen mang cũng là bệnh gây thiệt hại tương đối cho người nuôi.

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa lấy mẫu tôm và đo yếu tố môi trường vùng nuôi tôm hùm. Ảnh: TT.

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa lấy mẫu tôm và đo yếu tố môi trường vùng nuôi tôm hùm. Ảnh: TT.

Do đó, để giúp người nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh hàng năm, Chi cục đều thực hiện các công việc tuyên truyền, tập huấn, giám sát tình hình dịch bệnh vùng nuôi (giám sát chủ động và bị động). Từ đó hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như chọn con giống, ương nuôi, san thưa mật độ nuôi, chăm sóc và quản lý thủy sản nuôi…Bên cạnh đó, Chi cục còn sử dụng các số liệu định kỳ về quan trắc môi trường và dịch bệnh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, Chi cục Thủy sản để làm bản tin thông báo cho người nuôi chủ động ứng phó.

Tuy nhiên bà Thúy lưu ý người nuôi, khi xảy ra dịch bệnh hoặc có hiện tượng tôm hùm nuôi chết nhiều, cần quan sát 3 yếu tố cơ bản: sức khỏe tôm đang nuôi, môi trường vùng nuôi, dự đoán tác nhân gây bệnh (dấu hiệu bệnh lý). Từ đó, xử lý ngay việc thu gom xác tôm chết và cách ly những cá thể khỏe mạnh. Đặc biệt phải báo ngay cho nhân viên thú y xã và cơ quan quản lý chuyên môn để được hướng dẫn và xử lý kịp thời để hạn chế thiệt hại.

Theo bà Thúy, trong nuôi trồng thủy sản người nuôi phải luôn đề cao phòng bệnh là chính còn chữa bệnh chỉ là giải pháp tình thế. Trên thực tế các bệnh do môi trường và một số bệnh thường gặp đã được người nuôi phòng và điều trị có hiệu quả. Riêng bệnh sữa và đỏ thân người nuôi đang trị bệnh theo hiểu biết của mình, kết quả trị bệnh chưa hiệu quả.

Đối với 2 loại bệnh này đã có phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm được ban hành tại theo Phụ lục V, Thông tư 04 ngày 10/5/2016 của Bộ NN-PTNT và giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh sữa và đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III…Với chức năng quản lý nhà nước về mặt thú y thủy sản, Chi cục định hướng các giải pháp dựa trên kết quả giám sát hàng năm và Thông tư 04, Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Các giải pháp sẽ cụ thể trong từng trường hợp (phòng bệnh tổng hợp, xử lý ổ dịch, điều kiện vệ sinh thú y, hướng dẫn thu hoạch…

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.