| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa: Tôi bị ám ảnh

Thứ Năm 30/05/2013 , 10:21 (GMT+7)

Cũng như nhiều vị ĐBQH khác, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm đến loạt bài "Mối lo làng quê" trên NNVN.

Cũng như nhiều vị ĐBQH khác, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm đến loạt bài "Mối lo làng quê" trên NNVN.


Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Chúng tôi đắng lòng khi nhìn thấy những gương mặt hốc hác của phụ nữ nông thôn

Xin được hỏi cảm xúc của bà về loạt bài này?

Tôi đọc NNVN hằng ngày và có cảm nhận là làng quê chúng ta đang nảy sinh nhiều hệ lụy. Tôi rơi nước mắt khi đọc loạt bài "Mối lo làng quê" của các bạn. Trong đó bài viết “Bi kịch không được nghèo” cứ ám ảnh mãi trong tôi. Tại sao chúng ta cứng nhắc với việc thi hành chính sách như thế? Chẳng hạn câu chuyện người vợ liệt sỹ nuôi 3 con gái ở giá tại xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, mà bài viết trên đề cập. Người vợ liệt sỹ 74 tuổi ấy không cần nghèo để nhận gạo, không cần nghèo để vay vốn này vốn khác mà đơn giản chỉ ước ao là được cấp cái thẻ BHYT cho cô gái út có điều kiện khám chữa bệnh. Theo như báo phản ánh cô này bị bệnh tim bẩm sinh nằm một chỗ.

Nhắc đến thân phận người phụ nữ, mỗi bài viết đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Riêng bà nhìn nhận như thế nào về phụ nữ nông thôn của chúng ta?

Phụ nữ và trẻ em gái ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thiệt thòi lắm! Đặc biệt, phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới cũng như so với phụ nữ ở khu vực thành thị về cơ hội học tập, việc làm, tiếp cận thông tin và thụ hưởng các thành quả của cuộc sống. Họ phải lam lũ vật lộn với bao khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Nhiều công việc nặng nhọc đều đến tay người phụ nữ. Họ chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiếu thốn cả điều kiện tinh thần lẫn vật chất.

Mưu sinh trong cuộc sống khó khăn, người phụ nữ nông thôn có khát khao con cái sau khi sinh được trưởng thành. Nhưng thử hỏi, có bao nhiêu phụ nữ nông thôn trong thời gian mang bầu có được điều kiện chăm sóc cho thai nhi tốt nhất? Họ có được nghỉ ngơi trước và sau khi sinh như nhiều người phụ nữ ở những lĩnh vực khác không?

Tiếp xúc cử tri, chúng tôi đắng lòng khi nhìn thấy những gương mặt hốc hác của phụ nữ nông thôn đứng trước hội trường nghẹn ngào hỏi rằng tại sao cũng là phụ nữ với thiên chức làm mẹ mà không được hưởng bất cứ một chính sách nào về thai sản?

Bà giải đáp như thế nào về kiến nghị đó?

Tôi cũng chỉ mới căn cứ vào các quy định hiện hành để trả lời cho cử tri. Phía Trung ương Hội LHPNVN cũng đã thể hiện hành động bằng việc kiến nghị với Chính phủ sớm có chính sách thai sản đối với phụ nữ nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc ít người. Hiện các bộ, ngành đã thẩm định xong và đang chờ quyết định của Thủ tướng.

Từ kiến nghị của cử tri, vấn đề đặt ra ở đây là việc ban hành chính sách cần tính đến sự đồng bộ và bình đẳng. Bà nghĩ sao về điều đó?

Tôi tán đồng với quan điểm ấy. Chẳng hạn trong Hiến pháp 1992 hiện hành có quy định lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Tiếc rằng trong Luật Lao động lại chỉ điều chỉnh những người có quan hệ lao động. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, phụ nữ nông thôn làm ruộng có phải là lao động không? Chính sách cho họ như thế nào? Tại sao chúng ta có nhiều chính sách cào bằng được mà chính sách thai sản lại không làm như thế? Đây là điều tôi rất trăn trở và rất thương chị em phụ nữ nông thôn. Tôi mong rằng những tồn tại này sớm được khắc phục để việc thực hiện chính sách bình đẳng giới thực sự có tính khả thi trong cuộc sống.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất khẩu nông sản 4 tháng đạt hơn 19 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, do có sự chuẩn bị, dự báo chính xác nên 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 19 tỷ USD (tăng hơn 23%).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.