| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch tỉnh nghe chuyện “phát canh thu tô”

Thứ Năm 23/10/2014 , 10:15 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trần Công Chánh, vừa về xã Trường Long Tây (Châu Thành A) lắng nghe ý nguyện của người dân để giải quyết tình trạng đất công cho thuê.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, quá khứ để lại ở huyện 4 nông trường với tổng diện tích hơn 174 ha đất. Trong đó, Nông trường Huyện ủy rộng hơn 108 ha; Nông trường Huyện Đoàn 8,4 ha; Nông trường Công an huyện hơn 19 ha và Nông trường Ban chỉ huy Quân sự huyện gần 39 ha.

Báo cáo của UBND huyện, đất ở các nông trường đang cho dân thuê kiểu “phát canh thu tô”. Hợp đồng cho thuê ký hàng năm, giá cho thuê mỗi ha mỗi năm 9 triệu đồng. Tiền cho thuê đất Nông trường Huyện ủy và Nông trường Huyện Đoàn được nộp vào ngân sách huyện, một năm hơn 1 tỷ đồng. Còn Nông trường Công an huyện và Ban chỉ huy Quân sự huyện tự thu, tự chi.

Ông Trần Văn Sào, nguyên Bí thư Huyện ủy, kể rằng, Nông trường Huyện ủy trước đây sản xuất liên tục lỗ, “có năm lỗ gần 200 triệu đồng, là số tiền lớn hồi đó” nên phải nhờ nông dân vào làm. Bắt đầu từ năm 1987, do thiếu cơ sở hạ tầng nên thời kỳ đầu nông dân làm cũng lỗ.

Gần đây, sau quá trình đầu tư cải tạo đất, sản xuất mới có lời. Bà Trần Thị Nguyệt, mẹ góa con côi, thuê 1,7 ha đất, phải đầu tư 100 triệu đồng. Đầu tư lớn nhất là ông Trần Văn Hải, tốn 500 triệu đồng để trang sửa 2,3 ha đất thuê.

Người thuê đất làm nhà cửa sinh sống, nay đã hình thành các khu dân cư. Tuy nhiên, do nhiều năm lỗ và phải nộp “tô” hằng năm nên tất cả vẫn nghèo. Đất ở Nông trường Huyện ủy và Huyện Đoàn có 37 hộ thuê, trong đó, khoảng một phần ba nhà lá, còn lại nhà mái tôn. Đường giao thông, thủy lợi, điện nước đều thiếu, cuộc sống người dân rất khó khăn. Các hộ dân mong được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.

Lãnh đạo huyện kiến nghị, trước mắt, mời doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất ở Nông trường Huyện ủy và Huyện Đoàn theo phương thức “cánh đồng mẫu lớn”. Hai nông trường còn lại vẫn để cho Công an huyện và Ban chỉ huy Quân sự huyện quản lý.

Chủ tịch tỉnh Trần Công Chánh đồng ý sắp xếp lại hai nông trường để ổn định và nâng cao đời sống người dân. Giải pháp là mời các doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng giao thông và thủy lợi, tổ chức sản xuất lúa chất lượng cao, tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác.

“Nhưng phải có đề án được thẩm định, trên cơ sở khảo sát chu đáo, không làm ngang làm càn”, Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.