| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân

Thứ Sáu 15/12/2023 , 15:20 (GMT+7)

TIỀN GIANG Trên lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Tiền Giang có gần 8.033ha đất lúa chuyển sang trồng màu, cây lâu năm đạt 113 % kế hoạch. Trong đó, chuyển sang cây lâu năm trên 1.632 ha.

Cây sầu riêng ở xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè cho thu nhập cao. Ảnh: Kiều Nhi.

Cây sầu riêng ở xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè cho thu nhập cao. Ảnh: Kiều Nhi.

Chuyển đổi trên 8.000ha đất lúa

Năm 2023, Sở NN-PTNT Tiền Giang tiếp tục thực hiện “Đề án điều chỉnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2030”. Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT, các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Qua đó, toàn tỉnh có gần 8.033ha đất lúa chuyển sang trồng màu, cây lâu năm đạt 113% kế hoạch. 

Đối với cây màu, diện tích luân canh trên nền đất lúa gần 4.642 ha, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là dưa hấu, bắp, ớt. Lợi nhuận từ 63-310 triệu đồng/ha, cao hơn 15,6-20 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa từ 1,1-3,3 lần, riêng ớt cao hơn 9,2 lần so với trồng lúa.

Trên cây ăn trái, giá bán các loại trái cây nhìn chung tăng. Bưởi, khóm tăng từ 1.500-2.000 đồng/kg. Thanh long, mãng cầu xiêm, mít tăng từ 8.000-18.000 đồng/kg. Sầu riêng tăng từ 25.000-50.000 đồng/kg. Bà con trồng cây ăn trái năm nay thu được lợi nhuận cao, khoảng 74 triệu đồng đến 1,7 tỷ đồng mỗi ha, có loại tăng đến 800 triệu đồng/ha.

Chuyển đổi trồng mít ở vùng đất phèn Tân Phước. Ảnh: Kiều Nhi.

Chuyển đổi trồng mít ở vùng đất phèn Tân Phước. Ảnh: Kiều Nhi.

Trong đó, ngành chú trọng Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy thực hiện các giải pháp tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện liên kết sản xuất-tiêu thụ trên các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của từng vùng. 

Tại vùng phía tây chủ lực là cây sầu riêng, mít… Toàn ngành tiếp tục thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc quốc lộ 1. Qua đó, toàn vùng đã chuyển đổi được 609 ha. Trong đó, chuyển sang cây ăn trái 594 ha. Đến nay, toàn vùng đã chuyển đổi trên 3.500ha.

Tại vùng trung tâm, chủ lực là cây thanh long, rau màu và chăn nuôi. Diện tích thanh long trong vùng đề án phát triển cây thanh long đến năm 2025 đạt trên 8.600ha, chiếm gần 96%, tăng trên 3.500ha, sản lượng trên 270.000 tấn, tăng trên 160.000 tấn so với trước.

Vùng phía đông, toàn vùng đề án đã thực hiện cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích gần 9.700ha (đạt trên 41,5%). Trong đó, cắt vụ thu đông 9.450ha và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 235 ha. Từ khi triển khai thực hiện đề án đến nay đã có trên 76.622ha cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Dưa hấu ở xã Long Định, huyện Châu Thành đang cho hiệu quả cao. Ảnh: Kiều Nhi.

Dưa hấu ở xã Long Định, huyện Châu Thành đang cho hiệu quả cao. Ảnh: Kiều Nhi.

 Thu nhập người dân nông thôn tăng nhanh

Tại huyện Châu Thành, theo báo cáo của UBND cho biết, từ năm 2016-2023 chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt diễn ra tương đối nhanh. Các xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.960ha, trong đó chuyển từ đất trồng lúa, vườn tạp sang cây ăn trái 1.372ha, lúa sang rau 583ha, rau sang cây ăn trái 5ha.

Mới vừa thu hoạch 2ha dưa hấu bán được giá 10.500 đồng/kg (cao hơn trung bình khoảng 5.000 – 6.000 đồng), ông Khanh - chủ ruộng ở xã Long Định, huyện Châu Thành chia sẻ, bí quyết để trúng mùa là chọn được cây trồng phù hợp và sử dụng giống tốt. Như ruộng dưa này, ông sử dụng giống dưa Sen Hồng SH65 có tỷ lệ nảy mầm đậu trái gần 100% và kháng bệnh tốt.

“Ở đây, tôi trồng dưa 2-3 vụ/năm. Vụ này, năng suất đạt bình quân khoảng 30 tấn/ha. Giá bán tại ruộng dao động từ 10.000-10.500 đồng/kg. Trồng dưa nếu gặp thời tiết thuận lợi, kinh tế cao hơn nhiều so với lúa”, ông Khanh nói.

Chuyển đổi trồng rau màu từ đất lúa ở vùng phía đông tỉnh Tiền Giang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Minh Đảm.

Chuyển đổi trồng rau màu từ đất lúa ở vùng phía đông tỉnh Tiền Giang mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Minh Đảm.

Còn theo ông Huỳnh Văn Bé Hai, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, quá trình tái cơ cấu diện tích kém hiệu quả hoặc đất lúa đan xen trong vùng cây ăn trái đã chuyển dần sang cây trồng khác thích nghi, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh các loại rau quả. Năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt cũng tăng lên, giúp gia tăng hiệu quả kinh tế của hầu hết các loại cây trồng. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 49,64% so với năm 2015”.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), ước đến năm 2023, tỉnh có thêm 5 xã NTM, tổng số xã đạt chuẩn lên 142/142 xã, ít nhất 15 xã NTM nâng cao, có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 4 xã. Phấn đấu huyện Châu Thành và huyện Cái Bè được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn đến cuối năm 2023 là 9/11 (đạt 100% kế hoạch).

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm