| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia: Tình hình Bán đảo Triều Tiên là thách thức lớn nhất

Thứ Bảy 03/06/2017 , 10:45 (GMT+7)

Theo Đài Bắc Kinh, Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 diễn ra tại Singapore từ ngày 2-4/6, chủ yếu thảo luận về tình hình an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.

Quan hệ Triều Tiên với Hàn Quốc vẫn đang rất căng thẳng. (Nguồn: brecorder.com)

Giới phân tích chỉ rõ khu vực này nhìn chung đã duy trì được sự phồn thịnh và ổn định, tuy nhiên trong những năm qua, chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã làm gia tăng tình hình căng thẳng trong khu vực.

Bên cạnh đó, các tổ chức khủng bố quốc tế đang dần thâm nhập vào khu vực này, khiến tình hình an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương ngày càng phức tạp.

Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và An ninh bang Punjab (Pakistan) Muhammad Ashraf cho rằng tình hình Bán đảo Triều Tiên là thách thức lớn nhất đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn hiện nay và có thể cả sau này.

Sự đối đầu giữa Triều Tiên và Mỹ-Hàn Quốc khiến tình hình Bán đảo Triều Tiên vô cùng căng thẳng. Bên cạnh đó, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, khiến tình hình Đông Bắc Á càng thêm phức tạp.

Nhà bình luận các vấn đề châu Á người Nhật Bản Kaoru Mori cho rằng về vấn đề Triều Tiên, hiện nay các bên liên quan, bao gồm cả Bình Nhưỡng, đều chưa loại trừ cách giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Do đó, nếu có thể tái khởi động các cuộc hòa đàm, tình hình Bán đảo Triều Tiên sẽ hạ nhiệt.

Đối thoại Shangri-La cung cấp cho các bên liên quan một cơ hội để trao đổi về cách giải quyết tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, theo chuyên gia cấp cao Ei Sun Oh từ Viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ (Nanyang), sự gia tăng bạo lực khủng bố trong khu vực cũng là một trong những vấn đề quan trọng của Đối thoại Shangri-La lần này.

Trong khi đó, Phó giám đốc Trung tâm Luật châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, ông Vương Giang Vũ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ là “hòn đá tảng” trong quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quyết định tới quan hệ giữa hai nước này với các nước khác trong khu vực.

(VIETNAM+)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm