| Hotline: 0983.970.780

Chuyển giao công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh thông qua kết nối thông minh

Thứ Ba 03/11/2020 , 09:21 (GMT+7)

Chỉ cần 1 điện thoại thông minh (nối mạng), nhà nông sẽ không phải mở sách, tìm thầy, đi xa học hỏi! Ngồi tại nhà, vẫn có đủ kiến thức trồng hoa, cây cảnh.

Vừa qua, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ KH-CN và Bộ NN-PTNT đã tổ chức chuỗi sự kiện: “Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2020”, trong đó có hội thảo "Kết nối chuyển giao công nghệ cho ngành sản xuất hoa của Việt Nam”.

Dự và tham luận tại hội thảo có sự hiện diện của 5 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nông) đến từ các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương.

Theo TS. Nguyễn Văn Tỉnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả: Những năm gần đây, nghề trồng hoa, cây cảnh ở nước ta, đã có bước phát triển vượt bậc về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tạo ra được nhiều vùng chuyên canh tương đổi lớn. Hình thành được một số doanh nghiệp, HTX và nhà vườn sản xuất hoa theo qui trình công nghệ cao, đang từng bước tham gia xuất khẩu sản phẩm.

Qua thống kê cho thấy, hiện cả nước đang SX gần 45.000ha hoa, cây cảnh các loại, giá trị sản lượng ước đạt 15.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân/1ha canh tác khoảng 350 triệu đồng/năm, xuất khẩu đạt gần 80 triệu USD mỗi năm...

Mô hình sản xuất lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Mô hình sản xuất lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

“Kết quả đạt được nói trên rất đáng khích lệ, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có như: Khí hậu đa dạng, nguồn gen hoa, cây cảnh dồi dào, giá công lao động rẻ, nhà nông cần cù và sáng tạo. Nguyên nhân do sản xuất hoa, cây cảnh còn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, thiếu kết nối chia sẻ giữa các nhà nông với nhau và nhà nông với nhà khoa học, doanh nghiệp. Mặt khác lực lượng cán bộ cho nghiên cứu hoa, cây cảnh quá mỏng, lại phải ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản – lai tạo giống mới”, TS. Nguyễn Văn Tỉnh thẳng thắn nhìn nhận.

Nhằm giảm thiểu những hạn chế, tồn tại nêu trên, PGS.TS Đặng Văn Đông – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả đã giới thiệu thành tựu nghiên cứu (hợp tác với doanh nghiệp nông nghiệp thông mình APPA Smart Farm) chuyển đổi số trong chuyển giao công nghệ cho ngành SX hoa việt Nam.

Theo đó, chỉ cần 1 điện thoại thông minh, nhà nông sẽ không phải mở sách, tìm thầy, đi học hỏi xa xôi! Ngồi tại nhà, vẫn có đủ kiến thức cho trồng hoa, cây cảnh theo cách cầm tay chỉ việc. Chẳng những vậy, bà con còn có thể đi du lịch hoặc thăm hỏi người thân ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền tổ quốc, vẫn có thể kiểm tra, quản lý chính xác khả năng sinh trưởng của cây hoa, để tác động bằng điểu khiển từ xa các thiết bị máy móc (bơm nước, đèn điện, tười, tiêu, chăm bón…) cho vườn cây của mình.

Áp dụng công nghệ này sẽ giúp nhà vườn tiết kiệm từ 20-40% chi phí nhân công, tăng hiệu quả sản xuất lên 30-50%. Được biết, nhiều tổ chức và cá nhân như, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Châu Giang (Hải Phòng), HTX Đan Hoài (Hà Nội), HTX Hoa Mộc Châu, Công ty cổ phần Hoa nhiệt đới, Trang trại hoa lan Bùi Tân Toàn (Sơn La)... đã và đang ứng dụng thành công kết quả chuyển đổi số (công nghệ 4.0) từ Viện Nghiên cứu Rau quả.

Lan hồ điệp đang được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

Lan hồ điệp đang được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

Chị Lò Thị Xinh ở Mộc Châu, Sơn La tíu tít khoe: Em ở đây chơi cả tháng cũng được, vì có iphone nối mạng, gẩy nhẹ ngón tay lên mặt máy vài cái, là mọi việc trong vườn hoa sẽ đâu vào đấy, không cần thuê mượn người làm.

Ông Phạm Văn Oanh ở Văn Giang, Hưng Yên cho hay: Sau xem clip “Một số nét về ngành sản xuất hoa của Hà Lan” do bà Mai Hồng (điều phối viên Hiệp hội Hợp tác kinh doanh Nông nghiệp Hà Lan-Việt Nam) chia sẻ, cho thấy công nghệ sản xuất hoa ở nước ta đã ngang tầm nước bạn. Chỉ có qui mô sản xuất và xây dựng chuỗi dịch vụ ship (bán) hàng tới người tiêu dùng là chúng ta chưa bằng bạn.

Nhiều giải pháp kết nối chuyển giao công nghệ nông nghiệp thông minh, cũng được giới thiệu tại hội thảo như: Dịch vụ bác sĩ cây trồng (phần mềm phòng ngừa sâu bệnh IPM trực tuyến thông qua giám sát thông minh), WeatherPlus (phần mềm tổng thể cho sản xuất nông nghiệp dựa trên dự báo thời tiết nội tại chính xác).

Tâm đắc với những điều vừa mắt thấy tai nghe, và dường như sợ mất cơ hội. Nhiều cá nhân, đơn vị đã quyết định, ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc vay vốn phát triển sản xuất ngay khi hội thảo chưa kết thúc.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất