| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ ở Quảng Bình: Ăn thịt cóc chữa ung thư?

Thứ Năm 04/06/2009 , 08:15 (GMT+7)

Năm 2004, ông Mai Xuân Khởi (54 tuổi ở xã Quảng Sơn -Quảng Trạch) bị cơn đau dài ngày hành hạ. Khi đi khám các bác sỹ kết luận ông bị u gan (khối u lên đến 7 – 8 phân) và bệnh viện trả về nằm... chờ chết. Trong một lần bị cơn đau hành hạ, ông vồ lấy một con cóc cho vào miệng nhai sống. Sau đó, ông không chết như mọi người tưởng mà ngược lại, cơn đau có chiều hướng giảm dần.

Ông Mai Xuân Khởi
Tại tỉnh Quảng Bình người ta đang đồn thổi về các trường hợp bị mắc bệnh ung thư khá nặng, nhờ ăn cóc độc mà bệnh lui, kéo dài cuộc sống.

Năm 2004, ông Mai Xuân Khởi (54 tuổi ở xã Quảng Sơn -Quảng Trạch) bị cơn đau dài ngày hành hạ. Khi đi khám tại các BV lớn ở Huế, Hà Nội thì bác sỹ kết luận ông bị u gan (khối u lên đến 7 – 8 phân) và bệnh viện trả về nằm...chờ chết. Nhà nghèo, cộng với những cơn đau hành hạ ông không thể chịu được nên quyết định tự sát để bớt đi một gánh nặng cho gia đình.

Trong một lần lên cơn đau, nhìn thấy con cóc vô tình nhảy ngang, ông liền lao xuống chụp lấy bỏ vào miệng nhai sống. Sau đó, ông không chết như mọi người tưởng mà ngược lại, cơn đau có chiều hướng giảm dần. Hôm sau, ông “ra lệnh” cho người nhà đi bắt cóc mang về rửa sạch, mổ ruột lấy nguyên bộ gan mật đang tóe máu bỏ vào miệng nuốt chửng. Còn da cóc ông để nguyên phơi cho khô rồi dùng để nấu nước uống. Cứ như vậy, mỗi ngày ông ăn từ 15 -20 bộ gan, mật cóc. Từ chỗ bụng bị trương cứng dần mềm hẳn, càng về sau càng xẹp nhỏ lại.

Khoảng 4 tháng chuyên ăn gan mật cóc, ông quay trở lại BV khám thì kết quả khối u không phát triển thêm mà có chiều hướng dừng lại. Sức khỏa ông cũng tiến triển, từ chỗ nằm chờ chết bây giờ ông đi lại nhanh nhẹn. Sau 5 năm bền bỉ chữa bệnh bằng cóc, bây giờ ông đã có thể ra đồng, tự mình bắt cóc để “xử lý” chứ không phải nhờ vợ con. Những lúc trời mưa dông, cóc nhiều, gia đình ông bắt về nhốt lại để ông ăn dần. Thường thì ông xẻ thịt làm sạch nấu cháo cho con cháu ăn, còn bộ gan mật, ông dùng nước trà thật đặc, ngon để rửa sau đó cho vào bình đổ một ít rượu để vậy ăn trong 3 – 4 ngày. Da cóc phơi khô sau đó đem giã mịn hoà với nước sôi để uống…

Trường hợp thứ 2 là anh Nguyễn Thanh Lân (37 tuổi, trú tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) phát hiện bị mắc căn bệnh ung thư quái ác vào đầu năm 2009, sau khi đi khám ở Bệnh viện Việt Nam- Cuba (Đồng Hới). Khi gia đình khăn gói đưa anh vào Bệnh viện TƯ Huế rồi chuyển ra Bệnh viện K (Hà Nội), các bác sỹ ở đó cũng nói rằng trường hợp này đã quá muộn. Người thân anh Lân tình cờ biết được trường hợp ông Mai Xuân Khởi bị mắc căn bệnh ung thư, nhờ ăn mật, gan cóc mà kéo dài được sự sống nên quyết định cho anh ăn thử vài lá gan, mật cóc xem sao. 

Anh Nguyễn Thanh Lân đang điều trị bệnh bằng nuốt gan mật cóc

Kết quả, từ hôm 28/4/2009 (ÂL) đến nay, bình quân mỗi ngày anh Lân ăn khoảng 20 con cóc (bao gồm tất cả các bộ phận như gan, mật, da, mủ, thịt...). Từ chỗ cơ thể đang hấp hối, bụng phình to, nằm bất động nhưng kể từ khi ăn cóc, anh Lân đã dần khỏe mạnh trở lại, có thể làm được một vài công việc lặt vặt, bụng xẹp dần. Ông Nguyễn Thanh Lâm, chú ruột của anh Lân mấy hôm nay dường như tạm gác mọi công việc của gia đình để chuyên làm thịt cóc giúp cháu chữa bệnh. Vài hàng xóm tốt bụng thỉnh thoảng lên đồi, ra vườn “tóm” vài chú cóc về biếu.

Cóc là loại động vật thuộc lớp ếch nhái (Amphibia), bộ Anura, họ Bufonidae. Cóc mang trong cơ thể của nó các loại chất độc có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người khi các chất độc này tiếp xúc qua da, niêm mạc hay dùng làm thực phẩm.

Các tuyến sần sùi trên da cóc bài tiết ra một loại chất nhầy màu trắng, dính như keo, thường gọi là “nhựa cóc” hay “mủ cóc”, trong đó có hỗn hợp chất độc có khả năng gây nên tình trạng ảo giác, làm nghẽn các mạch máu và tăng huyết áp động mạch. Trong trứng, gan và mật cóc cũng chứa rất nhiều chất độc bufotoxine (đây là loại chất độc cực mạnh) nó gây rối loạn hệ thống tim mạch, thần kinh và có thể làm chết người. Độc tố của một con cóc có thể giết chết từ 4 - 5 người khỏe mạnh.

Ngoài ra, một số loài cóc còn tiết ra độc tố tetrodotoxine là chất độc giống độc tố có trong loại cá nóc, thông qua cơ chế cộng sinh với vi khuẩn nên khi ăn cũng có thể bị ngộ độc như ăn cá nóc. Chất độc ở trong cóc cũng được phát hiện ở phía sau mắt, tuyến lưng và tuyến bụng.

Có mặt tại nhà anh Lân, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh anh đưa 2 cái gan, mật cóc cho vào miệng nuốt chửng. Chị Đinh Thị Huệ, vợ anh Lân cho hay: “Không biết chồng tôi có khỏi hẳn căn bệnh ung thư hay không, nhưng thấy anh sống thêm được ngày nào là gia đình mừng ngày đó. Nghe nói, có người ăn mật, gan cóc thì ngộ độc và chết sau đó vài tiếng đồng hồ, nhưng anh Lân ăn nhiều mà không thấy sao cả, mà ngày có chiều hướng khỏe ra. Nếu cứ đà này có thể anh ấy khỏi hẳn căn bệnh ung thư quái ác cũng nên. Thôi thì chú bảo có bệnh phải vái tứ phương chứ biết làm sao”.

Trường hợp mà chúng tôi biết đến nữa là chị Hồ Thị Hồng, vợ anh Trần Đình Sinh (trú tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới). Vào cuối năm 2008, nghe vợ nói hay đau nhức vùng ngực nên anh Sinh đưa vợ vào BV Huế khám bệnh thì phát hiện chị Hồng bị mắc căn bệnh ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn di căn. Trong lúc tinh thần gần như suy sụp, anh Sinh chợt nhớ tới một người ở cùng quê Quảng Sơn tên là Mai Xuân Khởi, bị ung thư từ năm 2004, nhờ ăn cóc mà cho đến nay vẫn đang sống, thế là anh tìm ra tận nơi học cách chữa trị.

Anh Sinh cho hay: “Từ khi được người ta bày cho cách chữa trị, mỗi ngày tôi bắt vài con cóc đốt trong bếp than (đốt 2 ngày, 2 đêm) và cho vợ ăn bình quân mỗi ngày 2 con cóc đã đốt cháy. Lúc nào thấy vợ có biểu hiện mệt mỏi, bệnh có vẻ nặng hơn thì cho ăn tăng thêm 3 con cóc nướng thiêu. Đến nay, vợ tôi ít đau và sức khỏe khá lên hẳn, đã đi chợ được bình thường, chứ còn trước tết cứ nằm một chỗ thôi”. Như để chứng minh cóc đốt ít độc tố, anh Sinh bốc một nhúm cóc đốt cho vào miệng và... nuốt.

BS Chuyên khoa I Nguyễn Thị Tương, Trưởng khoa Y học cổ truyền- BV Hữu nghị Việt Nam Cu ba - Đồng Hới: Cho đến nay, trong y văn thế giới và tài liệu khoa học chưa hề có thông tin đề cập đến việc ăn cóc sẽ chữa được căn bệnh ung thư. Một số tài liệu cho biết, độc tố trong một loài cóc ở vùng Nam Mỹ đủ gây chết gần chục con ngựa ô. Với số ít trường hợp mắc ung thư giai đoạn cuối ở một số địa phương trong tỉnh đang tự phát ăn các bộ phận cơ thể của con cóc với hy vọng khỏi bệnh rất cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học và giới chuyên môn nhằm giải thích thực hư, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm