| Hotline: 0983.970.780

Chuyện những người bắt mạch ông giời

Thứ Ba 16/04/2019 , 09:05 (GMT+7)

Trạm Khí tượng Phù Liễn là nơi công tác của những con người hàng ngày, hàng giờ phải “trông trời, trông đất, trông mây”, hay như dân gian vẫn gọi là việc bắt mạch cho ông giời.

Trạm Khí tượng hơn 100 năm tuổi

Trạm Khí tượng Phù Liễn tại núi Phù Liễn (Kiến An, Hải Phòng) được xây dựng từ năm 1902, cao 116m so với mặt nước biển, cách trung tâm thành phố 8km. Trạm được xây dựng sớm nhất Đông Dương theo kiến trúc của Pháp. Đây cũng là nơi khởi nguồn của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam.

1135338642
Trạm Khí tượng Phù Liễn là thành viên đầu tiên của Việt Nam tham gia Câu lạc bộ Trạm khí tượng hoạt động trên 100 năm của Tổ chức Khí tượng thế giới

Trạm Khí tượng Phù Liễn trực thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc, chịu trách nhiệm “đong đếm” nắng mưa 6 tỉnh. Nhiệm vụ hàng ngày của Trạm là đo quan trắc, thu thập số liệu khí tượng trên bề mặt đất (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, mưa, gió, lượng mây...) và nhiều yếu tố, thành phần trong môi trường (độ pH trong nước mưa, cacbonic, oxy, năng lượng bức xạ mặt trời xuống mặt đất). Trung tâm khí tượng sẽ tổng hợp thông tin từ tất cả các trạm và kết hợp hình ảnh rada, hình ảnh vệ tinh đưa về phòng phân tích dự báo để có thể làm nên một bản tin dự báo thời tiết hoàn chỉnh.

Nguyễn Ngọc Minh, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Phù Liễn, cho biết đơn vị có rất nhiều thiết bị tự động, chỉ vỏn vẹn 5 nhân viên trực theo ca (8 tiếng/ca) làm việc 24/24, lấy số liệu để chuyển về Trung tâm. “Tuy tuổi đời của Trạm Phù Liễn đã lâu nhưng các thiết bị tại Trạm vẫn thường xuyên được cải tiến, nâng cấp để có thể đo đạc các số liệu một cách chính xác nhất”, anh Minh nói.

2135338723
Môi trường làm việc của nhân viên nơi đây hoàn toàn là ở ngoài trời

“Những thông tin, số liệu mà chúng tôi gửi về Trung tâm đã góp phần làm nên một bản tin dự báo thời tiết cho người dân, phục vụ xã hội, giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều đó chính là niềm vui và nguồn động lực trong công việc của những nhân viên Trạm Khí tượng Phù Liễn” - Anh Nguyễn Ngọc Minh, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Phù Liễn.

Trước mỗi mùa mưa bão Trạm đều có những công tác chuẩn bị rất kĩ lưỡng về máy móc. Chúng tôi đã kiểm tra kĩ lại những máy đo và chuẩn bị thiết bị dự phòng. Trong điều kiện thời tiết xấu thì sự cố hay hỏng hóc có thể xảy ra bất kì lúc nào và ngay lập tức sẽ phải có thiết bị thay thế kịp thời.”

Nằm trong khuôn viên kiến trúc cổ hơn 100 năm tuổi của Trạm là những thiết bị máy móc hiện đại. Sự tĩnh lặng nơi đây gợi cho người đến tham quan một cảm giác yên bình nhưng cũng đan xen những cảm xúc man mác buồn của sự cô đơn.

Giữa một không gian rộng và in đậm dấu ấn của thời gian là thấp thoáng hình bóng những nhân viên Trạm Phù Liễn vẫn đang cặm cụi với những con số trên các thiết bị đo lường. Những con người không bao giờ xuất hiện trên các bản tin thời tiết, song họ không quản nắng mưa, thu thập những thông tin quý giá cho người dân.
 

Gian khó và hiểm nguy

Lúc tôi đến với Trạm, anh Minh đang cần mẫn bên bàn làm việc, tổng hợp những số liệu, giấy tờ để làm báo cáo tháng gửi về Trung tâm, công việc mà một Trạm trưởng phải đảm nhiệm mỗi cuối tháng. Anh chia sẻ những câu chuyện thú vị về công việc bắt mạch ông giời của mình và anh em nhân viên.

Trạm trưởng Minh đã công tác tại Phù Liễn được 17 năm. Gia đình anh có truyền thống làm trong ngành thủy văn nên anh đã được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Thời gian trôi qua, người Trạm trưởng đã trở nên gắn bó với cái nghề trông ngóng mây gió, trời đất lúc nào không hay.

3135338780
4135338849
Một số thiết bị của Trạm Khí tượng Phù Liễn

Về công việc hàng ngày, với những hôm ngày thời tiết tốt, cứ mỗi 3 tiếng thì nhân viên của Trạm lại ra ngoài sân nơi đặt những thiết bị để đo quan trắc một lần. Còn những hôm thời tiết xấu và khó lường thì mật độ lại phải dày hơn, cứ 30 phút đến 1 tiếng nhân viên trực Trạm lại phải ra lấy những số liệu để gửi về Trung tâm kịp thời.

Những ngày mưa gió bão bùng hay những đêm đông lạnh giá, khi mới 4 giờ, 5 giờ sáng, thời điểm mà mọi người vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ với chăn ấm đệm êm thì nhân viên của Trạm vẫn phải vùng ra ngoài trời đối mặt với cái lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông miền Bắc và từng con gió buốt cứa lên da mặt để có thể đo nhiệt độ và những chỉ số khác.

Từ những thông tin quý giá mà họ thu thập được thì việc thông báo cho học sinh nghỉ học do nhiệt độ ngoài trời quá thấp mới có thể kịp thời đến với các bậc phụ huynh.

Vì Trạm Khí tượng được đặt ở nơi cao và quang đãng nên môi trường làm việc của những nhân viên có phần nguy hiểm. Những hôm bão về, nhìn ngoài trời chả có gì khác ngoài mây giông và sấm sét quện vào nhau, lóe sáng cả một vùng.

Anh Minh kể lại hôm trời giông giật bão lớn, vừa từ ngoài sân đo địa trắc và thu thập số liệu, khi mới bước vào trong nhà để chuyển thông tin về Trung tâm, ngay tức thì một tia sét đánh xuống sân trạm, tảng đá xanh bị đánh trúng vỡ toang làm đôi.

6135604602
PGS.TS Trần Hồng Thái đại diện Tổ chức Khí tượng Thế giới trao Bằng chứng nhận cho Đài KTTV khu vực Đông Bắc

“Tuy đứng trong nhà nhưng điện tích quá mạnh đã làm tôi bị tê điếng người, lông tay dựng thẳng đứng lên. Lúc đó bản thân cảm thấy run sợ vô cùng vì nếu không may vẫn ở ngoài sân thì rất có thể cơ thể tôi đã tan thành tro bụi”, anh Minh nói.

Liếc nhìn ra ngoài sân, nơi mà tia sét năm nào giáng xuống, trong mắt người đàn ông trung niên có chút gì đó khó tả, như thể câu chuyện mới chỉ diễn ra ngày hôm qua vậy.

Ngày 23/3 vừa qua, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã tổ chức lễ gắn biển công trình Trạm Khí tượng trên 100 năm tuổi, qua đó Trạm Khí tượng Phù Liễn đã trở thành thành viên đầu tiên của Việt Nam tham gia Câu lạc bộ Trạm khí tượng hoạt động trên 100 năm của Tổ chức Khí tượng thế giới.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trần Hồng Thái cho biết: Trạm Khí tượng Phù Liễn được thành lập năm 1889, đặt tại thành phố Hải Phòng. 

Năm 1899, Hội đồng tối cao Đông Dương đã nhất trí thông qua việc nghiên cứu và lựa chọn Phù Liễn làm nơi đặt trụ sở của Đài Khí tượng Trung ương Đông Dương. Ngày 25/4/1900 tòa nhà chính của Sở Khí tượng Trung ương Đông Dương đã được xây dựng trên cơ sở thiết kế của kiến trúc sư M.Lichtenfelder cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ của ông M.Ferra.

Đến năm 1906, Trạm Khí tượng Phù Liễn mới chính thức bắt đầu thực hiện hoạt động quan trắc lấy số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, lượng mưa, hướng và tốc độ gió. Chính vì vậy, Trạm Khí tượng Phù Liễn không chỉ là trạm quan trắc lâu đời, mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử phát triển của ngành khí tượng thủy văn Việt Nam.

“Với tình cảm trân trọng dành cho những thế hệ tiền bối đã từng bước phát triển mạng lưới quan trắc và các hoạt động dự báo/ cảnh báo thiên tai từ nơi đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã lựa chọn Trạm Khí tượng Phù Liễn và xây dựng hồ sơ đăng ký “Trạm khí tượng trên 100 năm của Tổ chức Khí tượng thế giới” và đã được Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận vào tháng 6 năm 2018” - PGS.TS Trần Hồng Thái nói.

Nhân sự kiện Lễ phát động hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới năm 2019, các thế hệ cán bộ, công chức và người lao động của ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam và chính quyền UBND thành phố Hải Phòng cùng chúc mừng Trạm Khí tượng Phù Liễn - thành viên đầu tiên của Việt Nam tham gia câu lạc bộ Trạm khí tượng hoạt động trên 100 năm của Tổ chức Khí tượng thế giới.

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm